đoạn từ 2015-2030
Quan điểm tổng quát phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình Thủ đô đến năm 2020 và định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được xác định bao gồm các nội dung sau:
Phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển thông tin quốc gia, chiến lược và quy hoạch của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam.
Phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình Thủ đô gắn kết với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020 tầm nhìn 2030, quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
Quy hoạch định hướng nội dung chương trình:
Giai đoạn 2010 – 2020:
Từ 2010, tổ chức sản xuất phim truyện với các nội dung phản ánh đậm nét văn hóa, lịch sử Hà Nội và Đồng bằng Bắc Bộ, đi sâu vào các chủ đề về đời sống kinh tế - xã hội của vùng, phù hợp với thị hiếu khán giả của Đài.
Từ 2010, thành lập chương trình Vùng Thủ đô, với các nội dung phản ánh về đời sống kinh tế - xã hội vùng, các chương trình giới thiệu tiềm năng phát triển vùng như: du lịch, văn hóa, các chương trình về hợp tác vùng…phát sóng trên phát thanh và truyền hình. Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập chương trình phát sóng vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Từ 2010, sản xuất các chương trình bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung…) nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cung cấp các thông tin của Thủ đô Hà Nội đến thế giới.
Giai đoạn sau 2020: Sản xuất các chương trình chất lượng cao, nội dung hấp dẫn liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô và vùng Thủ đô mang tầm cỡ thế giới để sử dụng và có thể cung cấp cho các đài trong nước và quốc tế có nhu cầu.
Quy hoạch định hướng sản xuất chương trình:
Về cơ bản sử dụng công nghệ số phi tuyến tính trong sản xuất, đặc biệt là đối với truyền hình, phấn đấu 100% chương trình được sản xuất bằng công nghệ số phi tuyến tính.
Tăng cường đầu tư thêm các chảo thu vệ tinh, nâng tổng số lên 8-10 chảo để thu các chương trình thời sự và thể thao, phục vụ phát triển kênh 3.
Tăng dần tỷ lệ sản xuất trực tiếp trong phát thanh và truyền hình trong các chương trình thời sự.
Từng bước nghiên cứu công nghệ truyền hình tiêu chuẩn cao HDTV Quy hoạch định hướng truyền dẫn và phát sóng:
Nâng cấp hệ thống truyền dẫn - tổng khống chế cho kênh 6 VHF, đáp ứng nhu cầu thực tế, từng bước tiếp cận và chuyển đổi sang công nghệ truyền dẫn phi tuyến tính (on – air).
Tăng cường công nghệ truyền dẫn, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các thiết bị truyền dẫn không dây, tốc độ cao.
Nâng cao năng lực phát sóng: Xây dựng, lắp đặt cột anten cao 250m và Trung tâm kỹ thuật, tryền dẫn phát sóng; nâng công suất máy phát sóng phát thanh và truyền hình lên gấp đôi trên khuôn viên mới.
Tiến hành phát sóng song song công nghệ analog và công nghệ số, từng bước phát triển công nghệ phát sóng số qua các hình thức vệ tinh, số mặt đất, cáp, internet…
Mở rộng vùng phủ sóng theo các mục tiêu đã đặt ra.
Ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới về kỹ thuật truyền dẫn tương ứng DVB- T, DVB-S, DVB-C, ITV.
Thực hiện phát sóng cho 3 kênh truyền hình và 2 kênh phát thanh, phấn đấu đảm bảo thời lượng phát sóng 24/24h.
Từng bước thử nghiệm và triển khai phát sóng bằng hệ thống server.
Quy hoạch định hướng về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đến năm 2015 - 2030:
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo hướng Tổ hợp truyền thông, gồm các loại hình: Truyền hình; phát thanh; tạp chí; báo điện tử; Trung tâm sản xuất phim truyện; Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh – truyền hình; kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật phát thanh – truyền hình.
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và cơ chế chính sách của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển của Đài trong giai 2015-2030 và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước từng thời kỳ.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là cơ quan báo chí, đội ngũ được tuyển dụng đa số có trình độ đại học, trình độ chính trị cơ bản từ trung cấp trở lên đối với khối biên tập, khối quản lý và khối kỹ thuật đa phần có trình độ từ cao đẳng trở lên. Là cơ quan báo hình và phát thanh nên luôn đòi hỏi tính chính xác về thời gian, kỹ thuật cao, có tinh thần hợp tác trong công việc, năng lực làm việc hiệp đồng và làm việc nhóm. Toàn bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là một dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu biên tập – sản xuất chương trình – truyền dẫn phát sóng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của Đài thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Đảm bảo được cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Đài truyền hình Thủ đô ngày càng lớn mạnh theo hướng đơn vị truyền thông đa phương tiện hàng đầu Việt Nam. Để hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội đề ra những mục tiêu cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực của Đài như sau:
Kết cấu lao động theo chuyên môn thời kỳ 2015-2030: - Phóng viên: 7% hàng năm
- Biên tập viên, phát thanh viên, dẫn chương trình: 5% hàng năm - Quay phim: 5% hàng năm
- Đạo diễn: 5% hàng năm
- Kỹ sư, cán bộ kỹ thuât: 3% hàng năm - Chuyên gia các lĩnh vực: 2% hàng năm
Bảng 3.1: Bảng nhu cầu nhân lực Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội giai đoạn 2015 – 2030
STT Viên chức Số viên chức Dự báo đến Dự báo đến
hiện có năm 2025 năm 2030
1 Phóng viên 108 184 221
2 Biên tập viên, phát thanh 216 324 378 viên, dẫn chương trình 3 Đạo diễn 8 12 14 4 Quay phim 32 48 56 5 Kỹ sư, kỹ thuật 142 185 205 6 Chuyên viên các lĩnh vực 66 79 86 Tổng 572 832 960
Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Quy hoạch định hướng về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ:
Cơ sở vật chất:
Đáp ứng yêu cầu diện tích làm việc của các tâm sản xuất, trung tâm kỹ thuật, các công trình đào
Định hướng về công nghệ và kỹ thuật
phòng ban, các trường quay, trung tạo, phúc lợi công cộng, tối thiểu. Mỗi Phóng viên, Biên tập viên của Đài được trang bị máy tính cá nhân. Trang bị phần mềm chuyên dụng và thường xuyên update theo hướng các phần mềm tích hợp sử dụng chung 1 cơ sở dữ liệu. Nâng cấp phần mềm INCIPIT để xử lý các tin text, âm thanh, hình ảnh… từng bước hình thành môi trường làm việc mới trên mạng.
Xây dựng hệ thống mạng tốc độ cao, Wifi – Wimax trong nội bộ Đài, chú ý đến việc bảo mật thông tin trên đường truyền. Mỗi Phóng viên, Biên tập viên, lãnh đạo được trang bị thiết bị truyền thông đa phương tiện chuyên phục vụ tác nghiệp.
Số hóa toàn bộ hệ thống tư liệu phát thanh – truyền hình để phục vụ việc phát triển các dịch vụ VOD, truyền hình chất lượng cao trên internet…
Ứng dụng hoàn toàn công nghệ số cho các khâu tiền kỳ từ máy ghi âm sử dụng thẻ nhớ, thay thế băng ghi âm DAT bằng thẻ nhớ và ổ cứng, mở lại kênh sóng AM có công suất phát 50KW.
Xây dựng mạng vi tính từ khâu biên tập (thu dựng chương trình) đến khâu phát sóng tự động cho mỗi kênh phát sóng, xây dựng hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên thì cần ưu tiên phát triển các nguồn lực đặc biệt là nhân lực. Vì trong mọi lúc, mọi thời điểm thì “Con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất trong mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp” và “Con người làm chủ vốn vật chất và vốn tài chính”. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo, phát triển đội ngũ viên chức có trình độ, kiến thức để thực hiện thành công các mục tiêu đã được Đài đề ra trong những năm tiếp theo.