Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 93 - 97)

2.3. Nhận xét, đánh giá về chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường trong những năm qua đã làm thay đổi thị trường lao động xã hội nói chung và thị trường lao động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình nói riêng. Sự bình đẳng về việc thực hiện nhiệm vụ, việc cung cấp các dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và khối tư nhân ngày càng được nâng cao. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh về chính sách tuyển dụng viên chức. Chúng ta đang sống ở thời kỳ kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ Internet đã làm thay đổi nhu cầu của công chúng về truyền hình. Ngày nay, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, xã hội hóa cho khối tư nhân có đủ năng lực về tài chính và đội ngũ chuyên môn thành lập các đài truyền hình, trung tâm sản xuất các chương trình truyền hình…. Theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, nhân sự làm việc trong các đơn vị này được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn hẳn khu vực công, do các đơn vị này không phải chịu sự trói buộc bởi các quy định về tiền lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật…. Chính vì vậy mà tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực phát thanh truyền hình thời gian qua rất đáng lưu tâm. Phần lớn viên chức xin nghỉ việc, chuyển việc đều là những người có thâm niên công tác, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao do sự hấp dẫn về mức lương và chế độ đãi ngộ.

- Nguyên nhân chủ quan:

Sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, bộc lộ nhiều điểm không hợp lý: Tại Điều 19, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc như sau: chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này… nhưng thực tế phải chậm lại sau khi Sở Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức trúng tuyển (thời gian có khi kéo dài đến 2 tháng sau khi công bố kết quả trúng tuyển); tại Khoản 2 Điều 17, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, quy định “Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự: được quyết định số lượng người làm việc trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quản lý viên chức theo thẩm quyền được giao” nhưng thực tế việc quyết định giao chỉ tiêu biên chế là do UBND thành phố phê duyệt.

Cơ sở xét tuyển viên chức là điểm học tập, điểm tốt nghiệp, nhưng hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo về cách tính kết quả học tập (có nơi đào tạo theo tín chỉ, có nơi không), đào tạo ở nước ngoài không tính điểm như đào tạo trong nước... sự không thống nhất đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xét tuyển viên chức hiện nay.

Nhận thức về chính sách tuyển dụng viên chức của một bộ phận cán bộ, viên chức chưa đúng với yêu cầu, chưa thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chính sách tuyển dụng đối với việc phát triển nguồn nhân lực.

Năng lực thực thi chính sách của đội ngũ viên chức tại Đài còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, một số quy định chưa được nghiên cứu thấu đáo, chặt chẽ, có khả thi. Chính sách tuyển dụng còn thiếu điểm nhấn và không thực sự hấp dẫn. Việc thực hiện chính sách thiếu chủ động, linh hoạt, đa phần thực hiện theo công việc được giao, thiếu đầu tư tâm huyết.

Do sự yếu kém về cơ chế quản lý nên hiện nay Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có sự dôi dư về viên chức, điều đáng nói đây là những viên chức có trình độ

chuyên môn thấp. Để loại bỏ một viên chức yếu kém ra khỏi vị trí là hết sức khó khăn bởi các quy định của Pháp luật đều bảo vệ người lao động. Quy định về việc nghỉ hưu sớm và tinh giản biên chế đối với viên chức phần lớn dựa trên sự tự nguyện. Điều này khiến cho Đài khó có điều kiện tập trung nguồn lực để thu hút những viên chức có trình độ cao hơn, ngoài ra còn khiến cho môi trường làm việc trong đơn vị thiếu đi sự cạnh tranh cần thiết.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chịu sự quản lý nhiều mặt của Nhà nước từ tuyển dụng, trả lương, nâng lương, … Chính sách về tiền lương không hấp dẫn nên Đài đang gặp phải khó khăn trong việc thu hút nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác tuyển dụng chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ trong khi tuyển dụng là công việc đòi hỏi tính khoa học và tính chuyên môn hóa sâu. Việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho viên chức làm công tác tuyển dụng chưa được tiến hành thường xuyên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách tuyển dụng viên chức trong thời gian qua tại Đài chưa thực sự hiệu quả.

Chất lượng của việc tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội còn chưa đảm bảo do thiếu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện đánh giá chặt chẽ quá trình thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài còn lỏng lẻo.

Công tác quy hoạch viên chức còn chưa hoàn thiện. Đài chưa hoàn thiện quy hoạch phát triển viên chức để từ đó có kế hoạch phát triển lao động cụ thể cho từng giai đoạn, đảm bảo cho số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn phát triển. Đài chưa thực hiện phân tích công việc, bản tiêu chuẩn công việc nên tiêu chuẩn tuyển dụng ghi trong quy chế tuyển dụng rất chung chung làm cho trong quá trình tuyển dụng rất khó có thể sàng lọc ứng viên nhằm tuyển chọn được những người tài, người giỏi cho Đài.

Có thể thấy, bên cạnh những ưu điểm của chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thì còn hạn chế. Những hạn chế đó xuất phát từ các nguyên nhân như: Hệ thống văn bản pháp luật về tuyển dụng chưa hợp lý, việc tuyển dụng còn mang nặng tính hình thức, do trình độ của đội ngũ viên chức làm công

tác tuyển dụng còn hạn chế, công tác thanh tra, giám sát còn lỏng lẻo. Nhận thức được nguyên nhân của những hạn chế đó có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế của chính sách tuyển dụng tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 của Luận văn đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của Đài để làm rõ tình hình phức tạp của hoạt động Đài về mặt cơ cấu tổ chức cũng như về chuyên môn nghiệp vụ; phân tích thực trạng chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015; công tác tuyển dụng đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả và từng bước đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế tại Đài; đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với chính sách tuyển dụng viên chức nhằm khái quát nên những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất hợp lý, nguyên nhân của những bất cập trong chính sách tuyển dụng. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tuyển dụng tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ

NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)