Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tuyển dụng viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 29 - 31)

trong ngành thông tin và truyền thông

1.2.2.1. Quan điểm về chính sách tuyển dụng viên chức

Chính sách tuyển dụng viên chức có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển ngành thông tin và truyền thông, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng viên chức hướng tới đạt chất lượng tương đương với các nước trong khu vực.

Chính sách tuyển dụng viên chức ngành thông tin và truyền thông là nhiệm vụ chiến lược mang tính dài hạn, cần có lộ trình thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo phát triển hạ tầng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ thể, chính sách tuyển dụng viên chức phải đảm bảo các quan điểm sau:

Thứ nhất, việc tuyển dụng viên chức phải đảm bảo đúng theo các quy định, quy trình về tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, xây dựng chính sách phải đồng bộ từ khâu phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đến trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với viên chức nói chung và nguồn viên chức chất lượng cao nói riêng.

Thứ ba, thực hiện tuyển dụng rộng rãi các đối tượng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc. Những người có đủ trình độ, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc đều có cơ hội được tuyển dụng.

Thứ tư, chính sách tuyển dụng viên chức phải được thực hiện liên tục, thống nhất, công bằng, khách quan, có tính đến đặc thù của ngành là ngành thông tin và truyền thông.

Thứ năm, thực hiện đánh giá chính sách, đánh giá, khen thưởng và chế độ đãi ngộ nhằm tạo điều kiện cho viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thứ sáu, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng kinh nghiệm phù hợp của các nước trên thế giới và các tổ chức trong nước trong xây dựng, thực thi chính sách tuyển dụng viên chức.

1.2.2.2. Mục tiêu của chính sách tuyển dụng viên chức

Theo quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2020, Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm hoàn thành các nhiệm vụ:

- Đưa bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập, có hiệu quả;

- Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước với các loại hình dịch vụ đa dạng;

- Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu;

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

- Xây dựng và phát triển một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Phát triển lĩnh vực xuất bản theo hướng độc lập, tự chủ, tiên tiến, hiệu quả, đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến được nhiều tác phẩm có giá trị của Việt Nam với thế giới.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên cần phải có nguồn nhân lực lớn cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2015, nguồn nhân lực báo chí là khoảng 93.000 người, trong đó, 85% có trình độ cao đẳng, đại học, 15% có trình độ trung cấp, sơ cấp. Đến năm 2020, dự báo nguồn nhân lực báo chí 112.400 người, trong đó, 87% có trình độ đại học, cao đẳng, 13% có trình độ trung cấp, sơ cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)