Đội ngũ viên chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 60 - 64)

2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

2.1.4. Đội ngũ viên chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Theo thống kê của Ban Tổ chức Cán bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, tính đến hết năm 2015 tổng số viên chức, lao động hợp đồng của Đài là 739 người. Trong đó, số người đã vào viên chức là 572 người, chiếm tỷ lệ 77%, lao động hợp đồng là 167 người, chiếm tỷ lệ 23%.

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội năm 2015

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ Về độ tuổi Dưới 30 tuổi 102 17,8 Từ30–49 375 65,6 Từ50–60 95 16,6 Trình độ chuyên môn Trên đại học 48 8,4 Đại học 484 84,6 Cao đẳng 33 5,8 Trình độ khác 7 1,2

Theo chức danh nghề nghiệp

Chuyên viên chính, Phóng viên chính, 138 24,1 Biên tập viên chính, Kỹ sư chính

Chuyên viên, Phóng viên, Biên tập viên, 385 67,3 Kỹ sư, Phát thanh viên, Quay phim

Kỹ thuật viên và tương đương 18 3,2

Nhân viên 31 5,4 Trình độ lý luận chính trị Trình độ cao cấp 35 6,1 Trình độ trung cấp 64 11,2 Trình độ ngoại ngữ Đại học 85 14,9 Chứng chỉ 463 80,9

Chưa quan đào tạo 24 4,2

Một là, cơ cấu viên chức theo độ tuổi: Theo số liệu thống kê tại bảng 2.1 cho thấy, tính đến hết năm 2015 số lượng viên chức của Đài nằm trong độ tuổi từ 30-49 khá cao chiếm tỷ lệ 65,6%. Đây là những người có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt. Trong khi đó viên chức nằm trong độ tuổi dưới 30 lại chiếm tỷ lệ thấp, đạt 17,8%. Đội ngũ viên chức trẻ này luôn là những người nhiệt huyết, dễ thích nghi với sự thay đổi. Tuy nhiên hạn chế của viên chức trong độ tuổi này là kinh nghiệm làm việc chưa cao, kỹ năng làm việc chưa thành thạo, dễ gặp sai sót trong quá trình làm việc.

Với sự không hài hòa về độ tuổi nêu trên sẽ dẫn đến tính trạng viên chức nằm trong độ tuổi từ 31 - 49 đến khi nghỉ chế độ là nghỉ đồng loạt, trong khi đó viên chức nằm trong độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp, dẫn tới tình trạng hẫng hụt, không đảm bảo cho sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. Xu hướng trẻ hoá viên chức là một hướng đi đúng để đảm bảo sự nhanh nhạy, năng động, tiếp cận nhanh với thành tựu của khoa học công nghệ, nhưng cũng cần duy trì ở một tỷ lệ phù hợp. Điều này đặt ra yêu cầu tuyển bổ sung nhân lực trẻ tuy có kiến thức, có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản là yêu cầu bức thiết. Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của cơ quan. Đài cần đan sen giữa các viên chức để hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất các chương trình của Đài phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Hai là, cơ cấu viên chức theo trình độ chuyên môn: Tổng số cán bộ, viên chức

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội năm 2015 là 572 người. Lực lượng viên chức có trình độ trên đại học chiếm 8,4% , đại học chiếm 84,6% . Hai đối tượng này chiếm đa số lực lượng viên chức làm việc tại Đài, Trình độ chuyên môn chủ yếu của các viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ yếu là chuyên ngành báo chí, chuyên ngành quay phim truyền hình, báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo phát thanh, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, tiếng Anh, tiếng Trung, kỹ sư…. Chuyên ngành tốt nghiệp khá phù hợp theo những lĩnh vực công việc như biên tập viên, phóng viên, dẫn chương trình, kỹ thuật viên,… Đa số các viên chức tốt nghiệp từ các trường Đại học: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học ngoại ngữ, Đại

động trong việc xử lý các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Có thể nói, lực lượng viên chức thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đều là những viên chức có trình độ chuyên môn cao, có vốn kiến thức xã hội tốt, có khả năng tham mưu cho lãnh đạo. Điều đáng khích lệ nhất là lực lượng viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, lớp văn bằng hai và luôn chủ động học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên. Tuy nhiên, trên thực tế, viên chức có nhiều bằng cấp chưa hẳn đã đáp ứng tốt yêu cầu về công việc của từng vị trí hoặc nhu cầu sử dụng của đơn vị chưa khai thác hết tiềm năng của viên chức.

Thứ ba, cơ cấu viên chức phân theo chức danh nghề nghiệp: Căn cứhệthống tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định trong Luật Viên chức số 58/2010/QH12 như bảng 2.1. Việc phân loại viên chức dựa trên tiêu chuẩn chức danh viên chức đã góp phần định hướng cho việc phấn đấu của viên chức không giữ chức vụ quản lý góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và khả năng làm việc theo chế độ chuyên viên. Với xu hướng nâng cao tính chuyên môn trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, mỗi chuyên viên trở thành một chuyên gia về lĩnh vực mình đảm nhận, chuyên viên chính là chuyên gia bậc cao về chuyên ngành phụ trách.

Chất lượng đội ngũ viên chức của Đài tương đối cao, đội ngũ Chuyên viên chính, Phóng viên chính, Biên tập viên chính, Kỹ sư chính chiếm 24,1%, Chuyên viên, Phóng viên, Biên tập viên, Kỹ sư, Phát thanh viên, Quay phim chiếm 67,3%, Kỹ thuật viên và tương đương chiếm 3,2%, nhân viên chiếm 5,4%.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp chưa phản ánh thực chất trình độ viên chức mà nhiều trường hợp việc thăng hạng đối với viên chức nhằm thực hiện chính sách lao động như là một biện pháp để giải quyết vấn đề tiền lương. Tổ chức thi thăng hạng viên chức theo định kỳ (tuy chưa được nhiều) với chỉ tiêu cho trước chưa thể hiện thực chất của kỳ thi là đánh giá để xếp loại chất lượng viên chức mà còn nặng về ưu tiên quyền lợi vật chất, khi đủ tiêu chuẩn đi thi đa phần là không trượt.

Thứ tư, cơ cấu viên chức theo trình độ lý luận chính trị: Đây là việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, viên chức Nhà nước; việc học tập lý luận chính trị sẽ tạo cho cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng để

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành đồng thời nâng cao nhận thức lý luận chính trị là nâng cao chất lượng viên chức tại Đài.

Qua Bảng 2.1 cho thấy, số lượng viên chức của Đài có trình độ lý luận chính trị là rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trước đây, theo Quy định số 12/TC- TTVH ngày 09/01/2004 của Ban Tổ chức Trung ương - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giao Trung ương) quy định về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với những người đã được cấp bằng cao học, đại học, trung học chuyên nghiệp thì được công nhận trình độ lý luận chính trị tương đương từ sơ cấp, trung cấp trở lên theo từng khối ngành đào tạo.

Nhưng theo Quy định mới số 256/QĐ/TW ngày 16/9/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam thì những trường hợp được xem là có trình độ lý luận chính trị phải bắt buộc có bằng hoặc giấy xác nhận đạt trình độ lý luận chính trị.

Chính vì vậy số viên chức thực sự qua đào tạo được cấp bằng công nhận trình độ lý luận chính trị của Đài là rất thấp.

Hiện nay, Đài phải có kế hoạch đào tạo trình độ lý luận chính trị bắt buộc từ trung cấp trở lên đối với: cán bộ quản lý từ cấp phó trưởng phòng, ban trở lên, viên chức thuộc khối biên tập, viên chức trong diện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý. Đây là tiêu chuẩn, điều kiện chuẩn hóa của chức danh quản lý và chức danh nghề nghiệp; là cơ sở đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ năm, cơ cấu viên chức phân theo trình độ ngoại ngữ: Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng trên mọi phương diện thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết (đặc biệt là tiếng Anh). Đội ngũ Cán bộ quản lý, Phóng viên, Biên tập viên, Phát thanh viên, Kỹ sư và Kỹ thuật viên cũng không nằm ngoài xu thế đó. Viên chức được Đài tuyển dụng bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ nên hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn đều có trình độ ngoại ngữ từ A trở lên (95,8%), cá biệt có vài trường hợp chưa có trình độ ngoại ngữ do độ tuổi sắp nghỉ hưu.

Nhìn chung, đội ngũ viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có cơ cấu về trình độ chuyên môn tương đối hợp lý, đa dạng về ngành nghề, đa só được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã thực hiện

tốt chỉ tiêu biên chế được giao. Cụ thể, chỉ tiêu biên chế được phê duyệt năm 2011 là 65 người, năm 2012 là 67 người, năm 2013 là 42 người, năm 2015 là 93 người.

Những năm gần đây, nước ta đang phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội càng thể hiện rõ chức năng của mình là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, Chính quyền thành phố, đồng thời là tiếng nói của nhân dân Thủ đô. Việc bổ sung những viên chức trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình đô chuyên môn, nghiệp vụ cao là một nhiệm vụ tất yếu. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức tại Đài cần thực hiện thông qua hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)