Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 80 - 82)

Tiền lương là một phần thu nhập chủ yếu giúp cho viên chức duy trì và nâng cao mức sống của họ và gia đình, giúp cho họ có thể hoà đồng với trình độ văn minh trong xã hội. Tiền lương có thể là sự đánh giá đúng sức lao động và công lao mà viên chức đã cống hiến. Vì vậy, vấn đề trả lương phải thực hiện theo đúng quy định, đúng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, thì mới khuyến khích được nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào hoạt động tuyển dụng của Đài.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là cơ quan báo chí đầu tiên đề xuất việc định mức tin, bài cho Phóng viên, là cơ sở để trả lương và thưởng. Sau hơn 10 năm thí điểm, năm 1988, UBND Thành phố Hà Nội đã chính thức công nhận và cho phép áp dụng định mức tin, bài. Cùng với việc mở rộng dịch vụ quảng cáo, tăng nguồn thu, chế độ định mức đã thực sự thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, tạo cơ sở vững chắc cho việc áp dụng chế độ tự chủ tài chính theo nghị định 10 của Chính phủ từ năm 2003. Là một đơn vị sự nghiệp có thu, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện phương án tiền lương như sau:

* Chính sách tiền lương

Cách tính lương tăng thêm:

Hiện nay Đài thực hiện hai cách tính lương. Cách tính lương sản phẩm (đối với khối Biên tập, Kỹ thuật làm sản phẩm). Cách tính lương thời gian đối với khối Quản lý.

Tổng thu nhập = Lƣơng cơ bản(Lcb) + Lƣơng nội bộ(Lnb) + Lƣơng vƣợt định mức(Lvđm) + Các khoản phụ cấp khác + Lƣơng phụ cấp trách nhiệm (nếu có).

+ Lcb áp dụng theo quy định của Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

+ Lnb của từng chức danh khác nhau có khác nhau; lao động biên chế khác với lao động hợp đồng (6,6*290.000đ với chức danh chuyên viên trong biên chế;

4,6*290.000đ với chức danh chuyên viên hợp đồng); 290.000đ là mức lương tối thiểu theo quy định của Đài.

+ Lđm áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.

( Hình thức trả lương theo sản phẩm: căn cứvào từng thểloại cụ thểvà thời lượng sản phẩm thực tế làm ra.

Ví dụ: Thực hiện phóng sự 10’ chức danh Phóng viên: 300.000đ/bài; Quay phim: 150.000đ/bài; Kỹ thuật ánh sáng: 50.000đ/bài; Phát thanh viên: 1.000đ/1’; Kỹ thuật dựng 5.000đ/1’; Kỹ thuật thu lời: 700đ/1’.

Vƣợt định mức(Lvđm) = Tổng số tiền nhuận bút theo sản phẩm làm được – Lương nội bộ. (Ví dụ: Một Phóng viên tháng vừa qua viết được 15 bài x 300.000đ/bài = 4.500.000 đ; Lnb của Phóng viên đó là 4,6*290.000 đ = 1.334.000đ; thì lương vượt định mức của Phóng viên đó bằng: 4.500.000đ – 1.334.000đ = 3.166.000đ

(+) Hình thức trả lương theo thời gian:

Chế độ nhuận bút (0,5* lương vượt định mức bình quân (khối ăn sản phẩm, cộng tác viên); hệ số phụ cấp chức vụ theo quy định Nhà nước: Tổng Giám đốc Đài 1,0; Phó Tổng Giám đốc 0,8; Trưởng phòng ban 0,6; Phó phòng ban 0,4 (nếu có).

Lvđm bình quân khối ăn sản phẩm = Tổng số Lvđm/số người * 0,5.

Lương vượt định mức của khối trả lương theo thời gian áp dụng như nhau. Bằng tổng số Lvđm của khối ăn sản phẩm/số người khối ăn sản phẩm * 0,5

Ví dụ: Lvđm bình quân khối sản phẩm bằng 3.000.000đ thì Lvđm khối thời gian = 1.500.000đ.

+ Các khoản phụ cấp khác bao gồm: (+) Chế độ ăn trưa (660.000đ/người/tháng);

( Phụ cấp tiền sử dụng điện thoại hàng tháng (100.000đ/tháng cho Phóng viên, Biên tập viên; 250.000đ/tháng đối với Ban Tổng giám đốc và lãnh đạo phòng, ban cấp

trưởng phó)

(+) Phụ cấp thâm niên công tác cho cán bộ trong biên chế với nhiều mức (từ 10 đến 15 năm: 10.000đ/năm công tác; từ 16 đến 20 năm: 15.000đ/năm; từ 21 đến 25 năm: 20.000đ/năm; từ 26 đến 30 năm: 25.000đ/năm; từ 31 năm công tác trở lên: 30.000đ/năm).

Ví dụ: Lao động công tác tại Đài 10 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên là: 10.000đ/năm*10 năm =100.000 đ/tháng.

- Việc nâng bậc lương hàng năm còn thực hiện thuần túy theo niên hạn. Những lao động làm tốt cũng như lao động chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ đều được nâng lương đúng thời điểm như nhau. Việc áp dụng nâng lương trước hạn cho lao động có thành tích xuất sắc được áp dụng theo kiểu luân phiên “lao động xuất sắc” điều mà nhiều đơn vị hiện đang áp dụng. Tính bình quân hóa cao làm giảm động cơ phấn đấu và ý thức cạnh tranh của người lao động.

- Việc chi trả lương phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai trong cơ quan và có sự tham gia của các tổ chức công đoàn nhưng do Tổng giám đốc Đài quyết định.

- Quỹ tiền lương của Đài có thể tăng theo doanh thu nhưng không được tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu hàng năm.

- Căn cứ vào hiệu quả công việc nếu doanh thu tăng so với năm trước từ 5% trở lên thì Đài được tăng mức lương.

Các chủ trương, chính sách của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về tuyển dụng đã góp phần ổn định tư tưởng chính trị trong cán bộ, viên chức, khuyến khích viên chức hang say lao động, cống hiến phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Đài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)