17-233 Sự no màu

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 29 - 31)

Sự no màu

Thuộc tính cảm nhận thị giác theo đó màu sắc cảm nhận được của một vùng xuất hiện sắc độ nhiều hay ít

CHÚ THÍCH: Đối với kích thích màu của một sắc độ đã cho và trong trường hợp các màu liên quan có hệ số độ chói cho trước, thuộc tính này thường tăng lên khi độ chói tăng, trừ khi độ sáng rất cao.

17-234

Phối hợp màu sắc

Hành động làm cho một kích thích màu có cùng màu sắc giống như kích thích màu đã cho

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ tiếng Pháp áp dụng chủ yếu cho việc điều chỉnh sự cân bằng các trường của máy đo màu trực quan, trong khi các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Đức áp dụng như nhau cho việc lựa chọn 2 mẫu vật liệu có cùng màu dưới một nguồn sáng nhất định.

17-235

Hệ số phối hợp màu sắc

Ba giá trị của tập hợp các hàm phối hợp màu sắc ở bước sóng nhất định Trước đây là: “giá trị phổ ba kích thích”.

17-236

Các hàm phối hợp màu sắc (của hệ thống ba màu)

Giá trị ba kích thích của các kích thích đơn sắc cố cơng suất bức xạ bằng nhau

CHÚ THÍCH 1:3 giá trị của một tập hợp các hàm phối hợp màu sắc ở bước sóng nhất định được gọi là “Hệ số phối hợp màu” (trước đây là: "giá trị phổ ba kích thích").

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng các hàm phối hợp màu để tính giá trị ba kích thích của kích thích màu sắc từ các hàm kích thích màu của nó φ().

Xem thêm CIE 15 Phép đo màu

Observersimetation - Phần 1: Người quan sát đo màu chuẩn CIE

CHÚ THÍCH 3: Trong các hệ thống đo màu chuẩn CIE, các các hàm phối hợp màu sắc được thể hiện bằng các ký hiệu (), (), () và 10(), 10(), 10 ().

17-237

Phố thương mại

Đường phố có tỷ lệ cao mặt tiền các cửa hàng thương mại (thường không được chiếu sáng về đêm) và có tỷ lệ cao các xe tải nặng chở hàng trong luồng giao thơng

17-238

Bóng đèn phóng điện hồ quang nguồn nhỏ gọn

Xem “đèn hồ quang ngắn" (17-1174)

17-239

Bóng đèn so sánh

Nguồn sáng có cường độ sáng, quang thơng hoặc độ chói khơng đổi nhưng khơng nhất thiết phải biết giá trị, dùng để so sánh liên tiếp với một bóng đèn chuẩn và nguồn ánh sáng thử nghiệm

17-240

Các kích thích màu bổ sung

Tổ hợp 2 kích thích màu sắc để có thể tái tạo các giá trị ba kích thích của một kích thích vơ sắc bằng cách phối trộn cộng thêm thích hợp của 2 kích thích này

17-241

Bước sóng bổ sung (của một kích thích màu) [c]

Bước sóng của kích thích đơn sắc mà khi phối trộn cộng theo tỷ lệ thích hợp với kích thích màu được xem xét, phù hợp với kích thích vơ sắc đã định

17-242

Chỉ số khúc xạ phức hợp (của vật liệu hấp thụ đẳng hướng) [ ()]

Đại lượng được xác định theo cơng thức: () = n() - ik()

trong đó n() là chỉ số khúc xạ ở bước sóng , k() là chỉ số hấp thụ phổ và i  1 Đơn vị: 1

17-243

Tính dễ hiểu (của một dấu hiệu)

Mức độ một người quan sát có thể dễ dàng hiểu được thơng điệp dự định truyền đạt bởi dấu hiệu.

17-244

Đèn điện khí nén (US)

Đèn điện được cấp năng lượng bởi một máy phát điện điều khiển bởi khí nén Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngồi nước Mỹ: “đèn khí”

17-245

Tế bào hình nón

Tế bào cảm quang trong võng mạc chứa các sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có khả năng khởi tạo quá trình thị giác ban ngày

17-246

Hệ số cấu hình (giữa 2 bề mặt S1 và S2) [c21, c12]

Tỷ số giữa độ chiếu bức xạ hoặc độ rọi, E2 (hoặc E1), tại một điểm trên bề mặt S2 (hoặc S1) do thông lượng nhận được từ bề mặt S1 (hoặc S2), với độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng, M1 (hoặc M2), của bề mặt S1 (hoặc S2)

12 2 21 M E c  ; 2 1 12 M E c  Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH: Mối quan hệ giữa hệ số cấu hình c và hệ số trao đổi (qua lại) g là:

trong đó

2 (hoặc 1 ) là thông lượng bức xạ hoặc quang thông nhận được trên bề mặt S2 (hoặc S1) từ bề mặt

S1 (hoặc S2) and A2 (hoặc A1) là diện tích bề mặt S2 (hoặc S1).

17-247

Đầu nối (bóng đèn)

Thiết bị bao gồm các tiếp điểm điện, với cách điện thích hợp và được nối với dây dẫn mềm, bảo đảm kết nối bóng đèn với nguồn điện nhưng khơng đỡ bóng đèn

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w