Quang trị liệu
Sự chiếu xạ da hoặc các mô khác, thường là với bức xạ tử ngoại, trong điều trị các bệnh (ví dụ: bệnh vẩy nến)
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “liệu pháp quang động học” đã được sử dụng khi các tác nhân nhạy cảm quang đặc biệt được thêm vào như là một phần của quá trình điều trị.
17-946
Quang bán dẫn
Đầu đo quang điện sử dụng các chất bán dẫn trong đó hiệu ứng quang điện được tạo ra trong vùng lân cận của tiếp giáp ép p-n (p-n-p hoặc n-p-n) có các thuộc tính khuếch đại
17-947
Tính quang hướng
Sự thay đổi hướng phát triển của các bộ phận thực vật (tế bào, mô và / hoặc cơ quan) để đáp ứng với một nguồn bức xạ định hướng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, thân cây thường sẽ uốn cong về phía nguồn ánh sáng và lá sẽ thay đổi hướng sao cho bề mặt trên của chúng có khuynh hướng vng góc với nguồn sáng.
17-948
Ống quang điện
Xem “tế bào phát quang” (17-900)
17-949
Tế bào quang điện
Đầu đo quang điện sử dụng sức điện động được tạo ra bởi hấp thụ bức xạ quang học Thuật ngữ tương đương: “tế bào quang điện”
17-950
Phép đo màu vật lý
Phép đo màu trong đó các đầu đo vật lý được sử dụng để thực hiện phép đo
17-951
Phép đo quang vật lý
Phép đo quang trong đó các đầu đo vật lý được sử dụng để thực hiện phép đo
17-952PIARC PIARC
Chữ viết tắt của Hiệp hội đường bộ thế giới, có nguồn gốc từ tên gọi: Hiệp hội quốc tế thường trực của Đại hội đường bộ
17-953Chân cắm Chân cắm
Mảnh kim loại, thường có dạng hình trụ, cố định ở cuối đầu đèn để cắm vào lỗ tương ứng trong đui đèn để cố định đầu đèn và / hoặc tạo tiếp xúc
Thuật ngữ tương đương: “chốt cắm”
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ “chân cắm” và “chốt cắm” thường chỉ sự khác biệt về kích thước, chân cắm nhỏ hơn chốt cắm.
17-954
Đầu đèn chân cắm (Mỹ)
Đầu đèn có một hoặc nhiều chân cắm
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngoài nước Mỹ: “đầu đèn chân cắm” CHÚ THÍCH: Quy ước quốc tế là F cho một chân cắm, G cho 2 hoặc nhiều chân cắm.
17-954
Đầu đèn chân cắm
Đầu đèn có một hoặc nhiều chân cắm
Thuật ngữ tương đương được sử dụng ở Mỹ: “đầu đèn chân cắm”
CHÚ THÍCH: Quy ước quốc tế là F cho một chân cắm, G cho 2 hoặc nhiều chân cắm.
17-956Điểm ảnh Điểm ảnh
Phần tử nhỏ nhất có khả năng tạo đầy đủ chức năng của màn hình Xem thêm “phần tử” (17-374)
17-957
Hằng số Plank [h]
Hằng số với kích thước của năng lượng nhân với thời gian CHÚ THÍCH: Đối với giá trị của hằng số Plank, xem CODATA
17-958
Định luật cho mật độ phổ của độ chói bức xạ của một nguồn bức xạ Plank là một hàm của bước sóng và nhiệt độ
trong đó
Le là độ chói bức xạ
là bước sóng trong chân khơng
T nhiệt độ nhiệt động học c1 = 2 h 2 0 c ; c2 = h c0/k; h là hằng số Plank
c0 là vận tốc ánh sáng trong chân khơng
k là hằng số Boltzman
CHÚ THÍCH 1: Cơng thức đơi khi được viết bằng thay vì trong đó Ω0 là góc khối có độ lớn 1 sr.
CHÚ THÍCH 2: Đối với đầu đo trong mơi trường có chiết suất n, độ chói bức xạ đo được là:
n-2Le,(,T)
CHÚ THÍCH 3: Định luật Plank cũng có thể được biểu thị cho nồng độ phổ của độ trưng bức xạ Me,(, T); hệ số đầu tiên trong công thức là c1 thay vì
CHÚ THÍCH 4: Cả hai đại lượng (độ chói bức xạ và độ trưng bức xạ) đều áp dụng cho bức xạ không phân cực được phát ra.
17-959
Đường quỹ tích Plank
Quỹ tích của các điểm trong một biểu đồ màu sắc thể hiện sắc độ của bức xạ của nguồn bức xạ Plank ở các nhiệt độ khác nhau
17-960
Nguồn xức xạ Plank
Nguồn bức xạ nhiệt lý tưởng hấp thụ hoàn tồn mọi bức xạ tới, bất kể bước sóng, hướng tới hay sự phân cực
Thuật ngữ tương đương: “vật đen”
CHÚ THÍCH: Nguồn bức xạ nhiệt này với bất kỳ bước sóng và hướng nào, có nồng độ phổ tối đa của độ chói bức xạ đối với nguồn bức xạ nhiệt ở trạng thái cân bằng nhiệt tại nhiệt độ cho trước.
17-961
Màn hình plasma
Loại màn hình phẳng phổ biến cho TV màn hình rộng (32 in hoặc lớn hơn) bao gồm một ma trận các tế bào nhỏ (điểm ảnh) giữa hai tấm kính chứa một hỗn hợp trơ của các khí hiếm có thể chuyển thành plasma bằng cách đặt một điện áp lên tế bào sao cho plasma bắt đầu phát ra các điện tử, sau đó kích thích các chất huỳnh quang phát ánh sáng và tạo ra hình ảnh màu
Viết tắt: “PDP”
17-962
Độ sáng điểm [Ev; E]
Đại lượng liên quan đến quan sát bằng mắt một nguồn sáng khi nhìn trực tiếp từ khoảng cách mà đường kính biểu kiến là khơng đáng kể
Đơn vị: Ix = lm·m-2
CHÚ THÍCH: Độ sáng điểm được đo bằng độ rọi được tạo ra bởi nguồn trên mặt phẳng tại mắt người quan sát vng góc với hướng từ nguồn sáng.
17-963
Phương pháp điểm (tính tốn chiếu sáng)
Phương pháp tính tốn để dự đoán độ rọi trực tiếp tại mỗi điểm trên mặt phẳng tính tốn, sử dụng dữ liệu đo phân bố cường độ sáng của nguồn hoặc đèn điện