Máy đo độ rọi
Dụng cụ để đo độ rọi
17-552
Độ đồng đều độ rọi [Uo]
Tỷ số giữa độ rọi tối thiểu với độ rọi trung bình trên bề mặt Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương; "tỷ số đồng đều độ rọi"
17-553
Véc tơ độ rọi (tại một điểm)
Đại lượng vectơ bằng độ rọi định hướng được biểu diễn bằng sự chênh lệch tối đa giữa độ rọi trên các mặt đối diện của một phần tử bề mặt qua điểm được xem xét, vectơ đó vng góc với mặt và đi
ra từ mặt có độ rọi lớn hơn
17-554
Vật chiếu sáng
Bức xạ với phân bố năng lượng phổ tương đối được xác định trên dải bước sóng ảnh hưởng đến cảm nhận màu sắc của vật thể
CHÚ THÍCH Trong tiếng Anh thơng dụng, thuật ngữ này khơng bị hạn chế theo nghĩa này, mà còn được sử dụng cho bất kỳ loại ánh sáng chiếu lên vật thể hoặc khung cảnh.
17-555
Sự thay đổi đo màu của nguồn sáng
Sự thay đổi sắc độ và hệ số độ chói của kích thích màu sắc vật thể do sự thay đổi ở nguồn sáng
17-556
Sự thay đổi màu của nguồn sáng
Sự thay đổi màu sắc cảm nhận của vật thể chỉ gây ra bởi sự thay đổi của nguồn chiếu sáng mà khơng có bất kỳ thay đổi nào trong trạng thái thích nghi màu của người quan sát
17-557
Chế độ (hiển thị màu sắc) của nguồn chiếu sáng
Màu sắc nhìn thấy như được quy cho một nguồn chiếu sáng
17-558
Kỹ thuật chiếu sáng
Nghệ thuật, khoa học và thiết kế chiếu sáng nói chung và phát triển hệ thống tạo ra, định hướng, điều khiển hoặc sử dụng ánh sáng nói riêng
17-559
Sự chiếu sáng
Ứng dụng ánh sáng cho một khung cảnh, các vật thể hoặc môi trường xung quanh Thuật ngữ tương đương: “chiếu sáng”
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cũng được sử dụng thơng dụng với ý nghĩa “hệ thống chiếu sáng” hoặc “lắp đặt ánh sáng”.
17-560
Màu sắc chiếu sáng
Màu sắc cảm nhận được là thuộc về ánh sáng chiếu tới vật thể
17-561
Chụp ảnh, đa phổ
Xem “chụp ảnh đa phổ” (17-795)
17-562
Mơ hình xuất hiện màu sắc hình ảnh
Các phương trình và phương pháp để chuyển đổi các số đo vật lý của các phần tử hình ảnh đến và từ điều kiện quan sát các tương quan thuộc tính cảm giác cụ thể đánh giá sự xuất hiện chủ quan của các phần tử hình ảnh (xem thêm sự hồn màu, các mơ hình tái tạo khác nhau, mơ hình xuất hiện màu kích thích đơn lẻ)
CHÚ THÍCH 1: Một mơ hình xuất hiện màu sắc hình ảnh có thể được áp dụng cho các phần tử của một cảnh, bản gốc hoặc bản sao. Nó xác định tương quan thuộc tính cảm quan cho các phần tử này mà khơng xem xét các đặc tính của mơi trường tiềm năng bất kỳ cho việc tái tạo sau này. Tuy nhiên, một mơ hình màu sắc hình ảnh tiếp theo bởi sự đảo chiều của nó có thể thích hợp để sử dụng như một mơ hình tái tạo màu sắc, đặc biệt nếu môi trường tái tạo không áp đặt bất kỳ hạn chế nào về màu sắc được sao chép trong hình ảnh.
CHÚ THÍCH 2: Khơng có sự đồng thuận chung về hình thức thích hợp cho một mơ hình xuất hiện màu sắc hình ảnh. Một mơ hình xuất hiện màu sắc kích thích đơn lẻ khơng thể kỳ vọng xử lý hoàn toàn với hiệu ứng thay đổi điều kiện nhìn trong ảnh vì hiệu ứng kết hợp của điều kiện nhìn tồn cảnh và các màu khác trong ảnh có thể dẫn đến sự xuất hiện của bất kỳ màu nào trong ảnh thay đổi một cách khơng thể dự đốn được bởi mơ hình kích thích đơn lẻ, do khơng theo dõi các màu khác.
Trạng thái hình ảnh
Thuộc tính của mã hóa hình ảnh màu cho biết loại điều kiện hình ảnh vốn có trong các giá trị dữ liệu hình ảnh màu được chuẩn bị và thể hiện bằng mã hóa đó.
CHÚ THÍCH 1: Dữ liệu hình ảnh màu được “tham khảo” một điều kiện hình ảnh có thể thơng qua chụp ảnh, số hóa, sự hồn màu và các q trình tái hiện màu.
CHÚ THÍCH 2: Trạng thái hình ảnh điển hình là cảnh tham chiếu, gốc tham chiếu, đầu ra tham chiếu và ảnh tham chiếu.
17-564
Trạng thái hình ảnh, tham chiếu gốc
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ khơng gian màu của các phần tử hình ảnh sao bản cứng hoặc bản mềm 2 chiều, thường được tạo ra bằng cách quét tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh hoặc bản in, hoặc các bản sao cơ quang hoặc các bản sao khác
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ "gốc tham chiếu" được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, nó hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh gốc. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh được gốc tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh tham chiếu ban đầu.
CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu hình ảnh tham chiếu ban đầu liên quan đến tọa độ không gian màu của bản gốc, thường được đo theo công nghệ đồ họa ISO 13655 - Phép đo quang phổ và tính tốn màu cho hình ảnh nghệ thuật đồ họa, và khơng bao gồm bất kỳ sự lóa màng mờ bổ sung hoặc lóe sáng nào khác.
CHÚ THÍCH 3: Đặc điểm của dữ liệu hình ảnh gốc tham chiếu thường phân biệt nhất giữa chúng với dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu là chúng liên quan tới bề mặt 2 chiều và độ chiếu sáng lên bề mặt 2 chiều được cho là đồng đều (hoặc dữ liệu hình ảnh được hiệu chỉnh đối với độ khơng đồng đều bất kỳ về chiếu sáng).
CHÚ THÍCH 4: Có các phân loại bản gốc tạo dữ liệu hình ảnh gốc tham chiếu với các đặc điểm khác nhau.
Các ví dụ bao gồm nhiều loại tác phẩm nghệ thuật, bản in ảnh, phim ảnh, hiển thị phát sáng, v.v. Khi chọn thuật toán tái hiện màu, thường cần phải biết loại bản gốc để xác định tái hiện màu phù hợp cần được áp dụng. Ví dụ, mục đích do màu thường được áp dụng cho tác phẩm nghệ thuật, trong khi các thuật toán cảm giác khác nhau được áp dụng để tạo các bản in ảnh từ phim hoặc tái tạo trên báo in từ các bản in ảnh. Trong một số trường hợp, các điều kiện nhìn giả định cũng khác nhau giữa các loại bản gốc, chẳng hạn như giữa các bản in ảnh và phim, và thường sẽ được xem xét trong các hệ thống được thiết kế tốt.
CHÚ THÍCH 5: Trong một vài trường hợp, có thể mong muốn đưa ra các sai số màu nhỏ trong việc tạo dữ liệu hình ảnh gốc, ví dụ để làm cho gam màu của bản gốc phù hợp hơn với không gian màu hoặc do cách lấy dữ liệu hình ảnh (chẳng hạn như máy quét đo mật độ trạng thái A).
17-565
Trạng thái hình ảnh, đầu ra tham chiếu
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ khơng gian màu của các phần tử hình ảnh có hiển thị màu phù hợp với thiết bị đầu ra thực hoặc ảo xác định và điều kiện nhìn
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ "đầu ra tham chiếu" được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, nó hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh đầu ra tham chiếu.
Ví dụ: dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh đầu ra tham chiếu. CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra cứ liên quan đến thiết bị đầu ra xác định và các điều kiện nhìn. Một cảnh duy nhất có thể được hiện màu cho nhiều loại trình diễn đầu ra tham chiếu tùy thuộc vào các điều kiện xem đầu ra dự kiến, giới hạn truyền thơng và / hoặc các mục đích nghệ thuật.
CHÚ THÍCH 3 Dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu có thể trở thành điểm khởi đầu cho quá trình sao chép tiếp theo. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh đầu ra tham chiếu sRGB thường được coi là điểm bắt đầu để tái hiện màu thực hiện bởi máy in được thiết kế để nhận dữ liệu hình ảnh sRGB.
17-566
Trạng thái hình ảnh, ảnh tham chiếu
Trạng thái hình ảnh liên kết với dữ liệu hình ảnh biểu diễn tọa độ khơng gian màu của các phần tử hình ảnh sao bản cứng hoặc bản mềm, bao gồm cả dữ liệu hình ảnh tham chiếu gốc và dữ liệu hình ảnh tham chiếu đầu ra
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ “ảnh tham chiếu" được sử dụng làm chứng nhận cho một đối tượng, hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh của ảnh tham chiếu. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu
là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh của ảnh tham chiếu.
CHÚ THÍCH 2: Dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu nói chung sẽ được hiển thị màu cho một phương tiện ghi hình thực hoặc ảo cụ thể và điều kiện nhìn.
CHÚ THÍCH 3: Dữ liệu hình ảnh của ảnh tham chiếu có thể bao gồm dữ liệu hình ảnh khơng có nguồn gốc từ một cảnh ban đầu, chẳng hạn như văn bản, nghệ thuật đường nét, đồ họa véc tơ và các dạng khác của tác phẩm nghệ thuật gốc.
17-567
Trạng thái hình ảnh, cảnh tham chiếu
Trạng thái hình ảnh kết hợp với dữ liệu hình ảnh biểu thị các ước tính về tọa độ khơng gian màu các phần tử của một cảnh
CHÚ THÍCH 1: Khi cụm từ "cảnh tham chiếu" được sử dụng như chứng nhận cho một đối tượng, hàm ý rằng đối tượng ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu. Ví dụ: dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu là dữ liệu hình ảnh ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu.
CHÚ THÍCH 2 Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu có thể được xác định từ dữ liệu hình ảnh số hóa thơ của của máy ghi hình tĩnh (DSC) trước khi hiển thị màu. Nói chung, DSC khơng ghi dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu trong tệp hình ảnh, nhưng một số máy có thể làm như vậy ở chế độ đặc biệt dành cho mục đích này. Thơng thường, DSC ghi dữ liệu hình ảnh tham chiếu tiêu chuẩn đầu ra đã hiển thị màu.
CHÚ THÍCH 3 Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu thường thể hiện các ước lượng đo màu tương đối của cảnh. Các ước lượng đo màu tuyệt đối của cảnh có thể được tính tốn bằng cách sử dụng hệ số chia thang. Hệ số chia thang có thể nhận được từ thơng tin bổ sung như hàm chuyển đổi quang điện tử (OECF), Số F hoặc Độ mở khẩu độ, Thời gian phơi sáng hoặc tốc độ chụp hình.
CHÚ THÍCH 4: Dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu có thể có độ khơng chính xác do giới hạn phạm vi động cửa máy ảnh, nhiễu từ nhiều nguồn khác nhau, lượng từ hóa, ống kính bị mờ và lóe sáng khơng được chỉnh sửa và lỗi phân tích màu do hiện tượng metame của máy ảnh. Trong một số trường hợp, những nguồn khơng chính xác này có thể có ý nghĩa.
CHÚ THÍCH 5: Việc chuyển đổi từ dữ liệu hình ảnh DSC thơ sang dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu phụ thuộc vào màu trắng được chấp nhận tương đối được chọn cho cảnh và không gian màu được sử dụng để mã hóa dữ liệu hình ảnh. Nếu chọn màu trắng chấp nhận của cảnh không phù hợp, sẽ thêm các lỗi vào dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu. Các lỗi này có thể khắc phục được nếu sử dụng phép biến đổi để tạo dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu đã biết và sử dụng mã hóa màu có đủ dải chính xác và phạm vi động đối với dữ liệu hình ảnh cảnh tham chiếu khơng chính xác.
CHÚ THÍCH 6: Cảnh có thể tương ứng với quang cảnh thực tế của thế giới tự nhiên, hoặc có thể là một cảnh ảo được máy tính tạo ra mơ phỏng một quang cảnh như vậy. Nó cũng có thể tương ứng với một cảnh chỉnh sửa được xác định bằng cách sửa đổi một cảnh ban đầu để tạo ra một số cảnh mong muốn khác. Bất kỳ sửa đổi cảnh nào như vậy cần để hình ảnh ở trạng thái hình ảnh cảnh tham chiếu và phải được thực hiện trong bối cảnh của biến đổi hiển thị màu dự kiến
17-568
Hình ảnh đa phổ
Xem “chụp ảnh đa phổ” (17-795)
17-569
Sự nung sáng
Sự phát bức xạ quang học bởi q trình bức xạ nhiệt
CHÚ THÍCH: Tại Mỹ, sự nung sáng giới hạn đối với bức xạ khả kiến.
17-570
Bóng đèn (điện) nung sáng
Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra bởi một phần tử được đốt nóng đến sự nung sáng bởi điện chạy qua
17-571
Cấu hình tia tới
Xem "cấu hình quang thơng tới" (17-577)
17-572
Chỉ thị khuếch tán (đối với chùm tia tới xác định)
cường độ bức xạ (tương đối) hoặc cường độ sáng hoặc độ chói (tương đối) hoặc độ chói của một phần tử bề mặt của môi trường khuếch tán do phản xạ hoặc truyền qua
Thuật ngữ tương đương: "chỉ thị tán xạ"
CHÚ THÍCH 1: Đối với chùm tia bức xạ tới hẹp thường biểu biểu diễn chỉ thị khuếch tán theo tọa độ Đề các. Nếu phân bố góc có đối xứng trịn xoay, một phần kinh tuyến của bề mặt là đủ.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “chỉ thị” thường được sử dụng để biểu thị đường cong thay vì bề mặt, nhận được theo cách tương tự trong mặt phẳng vng góc với phần tử liên quan.
17-573
Quang thông gián tiếp (tới bề mặt)
Quang thông một bề mặt nhận được từ hệ thống lắp đặt chiếu sáng sau khi phản xạ từ các bề mặt khác
Đơn vị: Im
17-574
Độ rọi gián tiếp
Độ rọi được tạo ra bởi phản xạ nhiều lần từ các bề mặt bên trong và / hoặc bên ngoài Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-575
Chiếu sáng gián tiếp
Chiếu sáng bằng các đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần nhỏ từ 0 % đến 10 % quang thông phát ra trực tiếp đi tới mặt phẳng làm việc được giả định là vô hạn
17-576
Đèn điện cảm ứng
Đèn điện kết nối với mạng điện bằng mạch từ hở của máy biến áp là bộ phận khơng thể tách rời của đèn điện
17-577
Hình học quang thơng tới
Sự phân bố góc của bức xạ tới mẫu được đo đối với tâm của lỗ khoét lấy mẫu. Thuật ngữ tương đương: "hình học chiếu xạ", "hình học tia tới"
CHÚ THÍCH: Hình học quang thơng tới và quang thơng đi ra cùng xác định bản chất hình học của phép đo đối với các phép đo phản xạ và truyền qua.
17-578
Nguy hại đục thủy tinh thể do "nhiệt" hồng ngoại
Sự đục (sự mờ đục) thủy tinh thể do tiếp xúc lâu dài với năng lượng bức xạ hồng ngoại gần làm tăng nhiệt độ của thủy tinh thể
17-579
Bóng đèn hồng ngoại
Bóng đèn phát bức xạ hồng ngoại đặc biệt mạnh, bức xạ nhìn thấy được tạo ra nếu có, khơng được quan tâm trực tiếp
17-580
Bức xạ hồng ngoại
Bức xạ quang học có bước sóng dài hơn bước sóng bức xạ nhìn thấy được, từ 780 nm đến 1 mm CHÚ THÍCH 1: Đối với bức xạ hồng ngoại, phạm vi giữa 780 nm và 1 mm thường được chia thành: IR-A: 780 nm đến 1400 nm, hoặc 0,78 đến 1,4 µm;
IR-B: 1,4 µm đến 3,0 µm; IR-C: 3 µm đến 1 mm.
CHÚ THÍCH 2: Khơng thể xác định ranh giới chính xác giữa “nhìn thấy” và “hồng ngoại”, bởi vì cảm giác thị giác ở bước sóng lớn hơn 780 nm được ghi nhận đối với các nguồn rất sáng ở các bước sóng dài hơn.
CHÚ THÍCH 3: Trong một số ứng dụng phổ hồng ngoại cũng được chia thành hồng ngoại “gần”, “trung” và “xa”; tuy nhiên, các đường biên nhất thiết phải thay đổi theo ứng dụng (ví dụ: trong khí tượng học, quang hóa học, thiết kế quang học, vật lý nhiệt, vv).
17-581
Màu sắc vốn có
Màu sắc được coi là thuộc về một vật thể không phụ thuộc vào độ chiếu sáng và điều kiện nhìn
17-582
Độ rọi trung bình ban đầu (trên bề mặt của hệ thống chiếu sáng) [Eav,i, ]
Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định khi lắp đặt mới Đơn vị: Ix = Im.m-2
17-583
Độ chói trung bình ban đầu (của bề mặt, của hệ thống chiếu sáng) [Lav,i; ]
Độ chói trung bình của bề mặt quy định khi lắp đặt mới