17-334 Sự phân tán

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 40 - 43)

Sự phân tán

1. Hiện tượng thay đổi vận tốc lan truyền của bức xạ đơn sắc trong môi trường là một hàm phụ thuộc tần số của bức xạ này

2. Tính chất của mơi trường làm phát sinh hiện tượng này

3. Tính chất của hệ thống quang học dẫn đến việc phân tách các thành phần đơn sắc của bức xạ nhận được, ví dụ bằng lăng kính hoặc con cách

17-335

Đặc tính đầu vào / đầu ra hiển thị

Đặc tính truyền liên quan đến giá trị mã số chuẩn hóa và độ chói đầu ra được chuẩn hóa như được biểu diễn bằng một hàm tốn học

CHÚ THÍCH: Hàm tốn học thường là hàm mũ nhưng có thể khơng nhất thiết phải như vậy.

Bề mặt hiển thị

Một phần của màn hình chứa các phần tử có thể được kích hoạt để hiển thị thơng tin hình ảnh CHÚ THÍCH: Bề mặt hiển thị phải được coi là bao gồm các vật liệu bất kỳ bổ sung mặt trước màn hình.

17-337

Xung quanh hiển thị (trong cơng nghệ hình ảnh)

Khu vực bên ngồi nền trường nhìn

17-338

Màn hình phẳng

Màn hình hiển thị tích hợp bề mặt hầu như phẳng và thường mỏng hơn nhiều so với đường chéo của nó, để trình diễn thơng tin thị giác và bề mặt có vùng hoạt động gồm một ma trận đều theo hàng và cột của các phần tử hình ảnh rời rạc (điểm ảnh) có thể thay đổi bằng điện

17-339

Màn hình hiển thị LCD

Thiết bị đa phương tiện sử dụng màn hình tinh thể lỏng loại truyền qua hoặc phản xạ để trình bày thơng tin thị giác từ đầu vào tương tự và số hóa

17-340

Đường cong phân bố (cường độ sáng)

Đường cong biểu diễn các giá trị cường độ sáng của một nguồn như một hàm phụ thuộc hướng trong không gian và thường được thể hiện ở tọa độ cực, tức là với điểm gốc tại tâm trắc quang

17-341

Nhiệt độ phân phối (của một nguồn trong một dải bước sóng đã cho, 1 to 2) [TD]

Nhiệt độ của nguồn bức xạ Plank có phân bố phổ tương đối S () giống hoặc gần giống như bức xạ được xem xét trong dải phổ quan tâm mà tích phân sau được giảm thiểu bởi a và T:

trong đó  là bước sóng, St() là phân bố phổ tương đối của bức xạ xem xét, Sb(,T) là phân bố phổ tương đối của nguồn bức xạ Plank tại nhiệt độ T, và a là hệ số chia thang

Đơn vị: K

CHÚ THÍCH 1: Cơng thức bức xạ của Planck:

trong đó

c2 là hằng số bức xạ thứ hai.

CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ phân phối là một đặc tính có ý nghĩa đối với bộ tản nhiệt có phân bố phổ tương đối tương tự như nguồn bức xạ Plank, nhưng chỉ khi tính cho dải bước sóng mở rộng và cho bức xạ có phân bố cơng suất phổ là hàm liên tục của bước sóng trong dải đó.

CHÚ THÍCH 3: Trong phép đo quang và đo màu dải tần số này, 1, 2, là vùng phổ có thể nhìn thấy và trong những trường hợp này, phạm vi từ 1 = 400 nm đến 2 = 750 nm được khuyến nghị.

CHÚ THÍCH 4: Trong thực tế, tích phân được thay thế bằng một phép tổng. Đối với các bóng đèn sợi đốt, khoảng bước sóng cách đều nhau là 10 nm thường sẽ đủ. Tất cả các giá trị trong phép tổng được xử lý với trọng số bằng nhau.

Xem thêm CIE 114-1994 Bộ sưu tập CIE về Phép đo quang và Phép đo bức xạ - 114/4 Nhiệt độ phân bố và Nhiệt độ tỷ lệ

17-342

Đường phân nhánh

Xem “đường gom” (17-189)

Tính đa dạng [Ud]

Tỷ lệ độ rọi tối thiểu (độ chói) và độ rọi tối đa (độ chói) trên (của) bề mặt Đơn vị: 1

17-344

DLOR (viết tắt)

Xem "tỷ lệ quang thơng hướng xuống" (17-352)

17-345

Bước sóng trội (của kích thích màu) [d]

Bước sóng của kích thích đơn sắc khi pha trộn với kích thích khơng màu xác định theo tỷ lệ thích hợp, phù hợp với kích thích màu xem xét trong CIE Biểu đồ màu x,y năm 1931

Đơn vị: nm

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp kích thích màu tím, bước sóng trội được thay thế bằng bước sóng bổ sung.

17-346

Liều (bức xạ quang của phân bố quang phổ xác định)

Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, quang trị liệu và quang sinh học đối với lượng phơi nhiễm bức xạ

Đơn vị: J.m-2

Xem thêm “liều hiệu quả” (17-359)

17-347Suất liều Suất liều

Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, quang trị liệu và quang sinh học đối với lượng chiếu xạ Đơn vị: W.m-2

CHÚ THÍCH 1: Phân bố phổ của bức xạ phải được xác định.

CHÚ THÍCH 2: Khái niệm về tỷ lệ được áp dụng tương tự như liều quang hóa và liều hiệu quả.

17-348

Đường cong đáp ứng liều

Đáp ứng tương đối với sự tăng phơi nhiễm bức xạ (ví dụ: liều quang sinh học, liều quang hóa)

17-349

Đèn chiếu xuống

Đèn nhỏ tập trung ánh sáng, thường lắp chìm trong trần nhà

17-350

Quang thơng hướng xuống (của nguồn)

Quang thống tích lũy của một nguồn đối với gốc khối 2 sr, dưới mặt phẳng nằm ngang đi qua qua nguồn

Đơn vị: Im

17-351

Phần quang thông hướng xuống (của đèn điện)

Tỷ số giữa quang thông hướng xuống với tổng quang thông của đèn điện Đơn vị: 1

17-352

Tỷ số quang thông hướng xuống (của đèn điện)

Tỷ số giữa quang thông hướng xuống của đèn điện, được đo trong điều kiện thực tế quy định cùng với các bóng đèn và thiết bị của nó, với tổng lượng quang thơng của cùng các bóng đèn đó khi hoạt động bên ngoài đèn điện với cùng một thiết bị, trong điều kiện quy định

Đơn vị: 1

Viết tắt: "DLOR"

17-353

Đèn điện chống nhỏ giọt

Xem CHÚ THÍCH đối với "đèn điện có bảo vệ" (17-995)

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w