17-778 Đèn điện mỏ

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 88 - 92)

Đèn điện mỏ

Đèn điện bao gồm vỏ và đôi khi một bộ acquy, cung cấp chiếu sáng trong tất cả các khu vực của hầm mỏ

17-779

Đèn cứu hộ trong mỏ

Đèn điện mỏ di động với nguồn điện tích hợp được thiết kế cho các hoạt động cứu hộ

17-780

Đèn an toàn mỏ

Đèn ngọn lửa được sử dụng để phát hiện khí mê-tan và thiếu oxy trong khơng khí ở mỏ

17-781

Đèn thợ mỏ (cá nhân)

Đèn điện mỏ với nguồn điện tích hợp, cần thiết cho mỗi người đi vào hầm mỏ

17-782

Liều ban đỏ tối thiểu

Liều quang hóa sử dụng phổ tác động ban đỏ gây ra ban đỏ dễ nhận thấy trên da chưa từng bị phơi sáng trước đây của một cá nhân

Đơn vị: J·m-2

CHÚ THÍCH Đây là thước đo chủ quan dựa trên sự đỏ da; phụ thuộc nhiều biến, ví dụ: độ nhạy của cá thể với UVR, đặc tính bức xạ của nguồn, sắc tố da, vị trí giải phẫu, thời gian trôi qua giữa chiếu xạ và quan sát thấy ửng đỏ (thường là: 24 h), v.v. Vì nó thay đổi theo từng cá thể, nên chỉ dành riêng cho nghiên cứu quan sát ở người và động vật khác.

Xem thêm “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255) Tên viết tắt: “MED”

17-783Đường nhỏ Đường nhỏ

đường có hoặc được án định lưu lượng giao thơng thấp hơn so với đường chính

17-784

Phản xạ hỗn hợp

Phản xạ có một phần thơng thường và một phần khuyếch tán

17-785

Truyền qua hỗn hợp

Truyền qua có một phần thơng thường và một phần khuyếch tán

17-786

Hiệu ứng mơ hình

Hiệu ứng chiếu sáng định hướng làm rõ độ sâu, hình dạng và kết cấu của vật thể hoặc người

17-787

Chế độ đơn sắc (phép đo quang phổ)

Phương pháp đo quang phổ, trong đó một phương pháp tách sóng (lọc đơn sắc, bộ lọc/nêm băng thông) đặt trước mẫu và tổng thông lượng bức xạ (phản xạ hoặc truyền qua cộng với huỳnh quang) phát ra từ mẫu được đo bằng đầu đo tại bước sóng đơn sắc đã cơng bố

17-788

Bức xạ đơn sắc

Bức xạ đặc trưng bởi một tần số duy nhất

CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, bức xạ của một dải tần số rất nhỏ có thể được diễn đạt bằng một tần số đơn nhất.

CHÚ THÍCH 2: Bước sóng trong khơng khí hoặc trong chân khơng cũng được sử dụng để mơ tả một bức xạ đơn sắc. Phải nói rõ mơi trường.

CHÚ THÍCH 3: Bước sóng trong khơng khí tiêu chuẩn thường được sử dụng trong trắc quang và phép đo bức xạ. Xem thêm “bước sóng” (17-1426).

17-789

Kích thích bao gồm bức xạ đơn sắc

Thuật ngữ tương đương: “kích thích quang phổ”

17-790

Bệnh mù màu đơn sắc

Xem thêm CHÚ THÍCH 6 đối với “sự nhìn màu khiếm khuyết” (17-287)

17-791

Bộ tách sóng đơn sắc

Thiết bị quang học phân tách một dải quang phổ hẹp duy nhất của bức xạ quang từ một phổ đầu vào rộng hơn và có thể thay đổi bước sóng trung tâm của bức xạ truyền

17-792Xa lộ Xa lộ

1. đường dành riêng cho giao thơng cơ giới, chỉ có thể nhập vào từ nút giao và đặc biệt trong đó dừng và đỗ xe đều bị cấm; các đường thuộc loại này phải có 2 hoặc một số tuyến đường một chiều và tách biệt

2. đường chia tách chủ yếu thông qua giao thông, thường là trên một tuyến đường liên tục, với kiểm soát lỗi vào chỉ giới hạn ở các nút giao hồn tồn khơng đồng mức với các đường ngang

CHÚ THÍCH: Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ “đường cao tốc” được sử dụng để áp dụng cho loại đường này.

17-793

Độ cao lắp đặt

1. trong chiếu sáng nội thất: khoảng cách giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của các đèn điện 2. trong chiếu sáng bên ngoài: khoảng cách giữa tâm của đèn điện và mặt đất

Đơn vị: m

17-794

Dẫn ánh sáng nhiều lớp

Ống dẫn sáng rỗng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi phản xạ nhiều tầng bởi nhiều lớp cấu trúc điện môi tại thành ống dẫn

17-795

Chụp ảnh đa phổ

Chụp ảnh với 6 cảm biến băng thông rộng hoặc nhiều hơn Thuật ngữ tương đương: “ghi ảnh đa phổ”

17-796

Ghi ảnh đa phổ

Thuật ngữ tương đương: “Chụp ảnh đa phổ”

17-797

Hệ số trao đổi (qua lại) (giữa 2 bề mặt S1 và S2, khi độ bức xạ hoặc độ chói của S1 (hoặc S2) là như

nhau ở tất cả các điểm và với tất cả các hướng) [g]

Thương của thông lượng bức xạ hoặc quang thông 2 (hoặc 1) mà bề mặt S1 (hoặc S2) gửi tới bề mặt S2 (hoặc S1), bởi độ trưng bức xạ hoặc độ trưng sáng M1 (hoặc M2)

Đơn vị: m2

CHÚ THÍCH 1: Do M = L và trong trường hợp cụ thể, tất cả các điểm trên S1 được nhìn thấy từ tất cả

các điểm trên S2

trong đó I là khoảng cách giữa các phần tử diện tích dA1 và dA2 trên các bề mặt S1 và S2, G là độ mở hình học của chùm tia phân định ranh giới bởi các đường biên của S1 và S2, và θ1 và θ2 là các góc

giữa các pháp tuyến bề mặt của 2 phần tử diện tích dA1 và dA2 tương ứng và đường nối 2 phần tử diện tích đó.

CHÚ THÍCH 2: Với 2 phần tử diện tích dA1 và dA2

trong đó d1 (hoặc d2) là góc rắn mà khu vực dA2 (hoặc dA1) phụ thuộc từ tâm của dA1 (hoặc dA2). CHÚ THÍCH 3: Độ chói hoặc độ sáng L của chùm được giới hạn bởi các ranh giới của dA1 và dA2 là

N17-798 17-798

Độ hấp thụ phổ Napierian (của lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(); B()]

Logarit tự nhiên (Napierian) của nghịch đảo độ truyền qua nội phổ i()

An() = B() = -In i()

Đơn vị: 1

Thuật ngữ tương đương: "Mật độ truyền qua nội phổ Napierian"

17-799

Hệ số hấp thụ phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [an()]

Thương của logarit tự nhiên (Napierian) của nghịch đảo độ truyền qua nội phổ i() của lớp môi trường theo chiều dài I đường đi của một chùm bức xạ đi qua lớp đó

Đơn vị: m-1

Xem "Độ hấp thụ phổ Napierian" (17-798) cho định nghĩa của An()

17-800

Mật độ truyền qua nội phổ Napierian (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [An(); B()]

Xem “Độ hấp thụ phổ Napierian” (17-798)

17-801

Đèn điện góc hẹp

Xem “đèn chiếu” (17-990) và CHÚ THÍCH đối với “đèn điện góc rộng” (17-1434)

17-802

Độ chói đồng tử tự nhiên

Độ chói của nguồn sáng (sơ cấp hoặc thứ cấp), khi nhìn với đồng tử tự nhiên, tạo ra cùng độ rọi võng mạc thơng thường, đo bằng troland, như khi nguồn đó được nhìn với một đồng tử nhân tạo xác định Đơn vị: cd, cd·m-2·mm2, troland

17-803

Sự phát sáng bầu trời tự nhiên

Một phần sự sáng bầu trời có thể do bức xạ từ các nguồn thiên thể và các quá trình phát huỳnh quang trong khí quyển của Trái đất

17-804

Đèn điều hướng (trên máy bay)

Đèn tín hiệu, một trong số loạt đèn trên máy bay để chỉ báo sự hiện diện và hướng của máy bay

17-804

Đèn điều hướng (trên tàu thủy)

đôi khi là sự chiếm lĩnh và khả năng diễn tập cụ thể của tàu

17-806

Mốc điều hướng

Vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo cung cấp thông tin điều hướng bởi cả tình huống và hình dạng đặc biệt của nó

17-807

Bóng đèn phát sáng âm

Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng phát huỳnh quang) từ bức xạ phát sáng âm ở vùng phía trước cực âm

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w