17-277 Dòng điện tố

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 34 - 37)

Dòng điện tối

Dòng điện đầu ra của một đầu đo quang điện hoặc của âm cực của nó trong trường hợp khơng có bức xạ chiếu tới

Ánh sáng ban ngày

Một phần bức xạ mặt trời có khả năng gây cảm giác thị giác

17-279

Hệ số ánh sáng ban ngày [D]

Tỷ số giữa độ rọi tại một điểm trên mặt phẳng cho trước do ánh sáng nhận trực tiếp và gián tiếp từ bầu trời có phân bố độ chói giả định hoặc đã biết, với độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang do bán cầu bầu trời đó khơng bị che chắn, trong đó đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp đối với cả hai giá trị độ rọi được loại trừ.

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH 1: Bao gồm kính, hiệu ứng bụi bẩn, vv

CHÚ THÍCH 2: Khi tính tốn chiếu sáng nội thất, sự đóng góp của ánh sáng mặt trời trực tiếp phải được xem xét riêng.

17-280

Màu sắc huỳnh quang do ánh sáng ban ngày sơn, sắc tố hoặc thuốc nhuộm phát sáng huỳnh

quang do tiếp xúc với ánh sáng ban ngày

CHÚ THÍCH: Các vật liệu này hấp thụ năng lượng từ ánh sáng ban ngày ở các vùng bước sóng ngắn hơn quang phổ nhìn thấy và/hoặc ở vùng cực tím và tái phát xạ năng lượng ở bước sóng dài hơn, sinh ra bức xạ trong một phạm vi hẹp các bước sóng trong dải nhìn thấy.

Xem thêm “vật liệu phát quang" (17-908), “vật liệu huỳnh quang" (17-458)

17-281

Nguồn sáng ban ngày

Nguồn sáng có phổ phân bố năng lượng tương tự hoặc gần giống như ánh sáng ban ngày

17-282

Bóng đèn ánh sáng ban ngày

Bóng đèn phát ánh sáng có phổ phân bố năng lượng xấp xỉ pha xác định của ánh sáng ban ngày

17-283

Đường quỹ tích ánh sáng ban ngày

Quỹ tích các điểm trong một biểu đồ màu thể hiện sắc độ của các pha ánh sáng ban ngày được CIE đưa ra các công thức cho các nguồn sáng ban ngày (nguồn sáng D) với nhiệt độ màu tương quan khác nhau

17-284

Cửa sáng ban ngày

Diện tích lắp kính hoặc khơng, có khả năng tiếp nhận ánh sáng ban ngày cho nội thất

17-285

Chiếu sáng ban ngày

Chiếu sáng mà nguồn sáng là ánh sáng ban ngày

CHÚ THÍCH: "Chiếu sáng tự nhiên” trước đây được sử dụng, nhưng “chiếu sáng ban ngày” hiện sử dụng tương ứng với sử dụng “ánh sáng điện”.

17-286

Đèn chạy xe ban ngày

Đèn pha hoặc đèn tín hiệu chuyên dụng gắn trên mặt trước của xe dự định sử dụng lái xe ban ngày để tăng độ nhìn rõ / dễ thấy của xe đối với người tham gia giao thông khác

Tên viết tắt: "DRL”

17-287

Sự nhìn màu khiếm khuyết

Tật dị thường của thị giác, trong đó khả năng phân biệt giữa một số màu hoặc tất cả các màu bị suy giảm

CHÚ THÍCH 1: Dị tật ba màu: Dạng thị giác ba màu trong đó phân biệt màu sắc kém hơn bình thường.

CHÚ THÍCH 2: Mù màu lục: Tính từ biểu thị bệnh mù màu lục hoặc dị tật nhìn màu lục.

CHÚ THÍCH 3: Dị tật nhìn màu lục: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó sự phân biệt màu có sắc đỏ và xanh lục bị suy giảm, khơng có bất kỳ biểu hiện màu sắc mờ dị thường.

CHÚ THÍCH 4: Bệnh mù màu lục: sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó khơng phân biệt được màu có sắc đỏ và xanh lục, khơng có bất kỳ biểu hiện màu sắc mờ dị thường.

CHÚ THÍCH 5: Bệnh thị giác hai màu: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó tất cả các màu có thể phù hợp sử dụng hỗn hợp cộng thêm chỉ của 2 kích thích.

CHÚ THÍCH 6: Bệnh mù màu hồn tồn: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó tất cả các màu có thể được hợp bằng cách sử dụng chỉ một kích thích phù hợp duy nhất.

CHÚ THÍCH 7: Mù màu đỏ: Tính từ biểu thị hội chứng mù màu đỏ hoặc dị tật nhìn màu đỏ. CHÚ THÍCH 8: Dị tật nhìn màu đỏ: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó phân biệt màu đỏ và màu xanh lục bị suy giảm, với các màu hơi đỏ hiển thị mờ bất thường.

CHÚ THÍCH 9: Bệnh mù màu đỏ: Sự nhìn màu khiếm khuyết trong đó khơng thể phân biệt màu đỏ và màu xanh lục, với các màu hơi đỏ hiển thị mờ bất thường.

CHÚ THÍCH 10: Mù màu xanh: Tính từ biểu thị hội chứng mù màu xanh hoặc dị tật nhìn màu xanh. CHÚ THÍCH 11: Dị tật nhìn màu xanh: Sự nhìn màu màu khiếm khuyết, trong đó phân biệt màu xanh dương nhạt và màu vàng nhạt bị suy giảm.

CHÚ THÍCH 12: Bệnh mù màu xanh: sự nhìn màu khiếm khuyết, trong đó khơng thể phân biệt màu xanh dương nhạt và màu vàng nhạt

17-288

Phương điều khiển giao thông

Tập hợp các thiết bị điều khiển giao thông trên đường hoặc bên cạnh đường cung cấp hướng dẫn, quy định, hoặc thông tin cảnh báo cho người lái xe, khơng phải đèn tín hiệu

CHÚ THÍCH: Các thiết bị này giúp người lái xe xác định hướng hành trình dự kiến cho xe cộ trên một đoạn đường.

17-289

Cọc tiêu, cột mốc

1. thiết bị điều khiển giao thông phản xạ ngược thường được gắn trên cột dọc hai bén đường ở độ cao gần ngang tầm mắt người lái xe đối diện luồng giao thông để cung cấp thông tin hướng đi từ một khoảng cách xa

2. cột được dựng lên ở cạnh làn đường để chỉ mối nguy hiểm hoặc mép đường Thuật ngữ tương đương: "cột mốc"

17-290

Máy đo mật độ

Dụng cụ đo mật độ phản xạ quang hoặc mật độ truyền quang

17-291

Mật độ (quang) [Dﺡ]

Lôgarit cơ số 10 của nghịch đào hệ số truyền qua ﺡ Dﺡ = -log10 ﺡ

Đơn vị: 1

17-292

Bộ khử phân cực

Thiết bị quang học điều chỉnh chùm tia bức xạ quang học để tạo ra chùm tia bức xạ không phân cực không phân biệt trạng thái phân cực của bức xạ chiếu tới

CHÚ THÍCH Khơng có cách đơn giản và thỏa mãn hồn tồn để khử phân cực chùm tia bức xạ đã biết. Các phương pháp được sử dụng thường tạo ra sự thay đổi lớn của trạng thái phân cực về thời gian, bước sóng hoặc khẩu độ của chùm tia. Các thiết bị hoạt động trên nguyên tắc này thường được gọi là giả khử cực.

17-293

Khơng cịn sử dụng: xem "hệ số duy trì" (17- 753).

17-294

Vận tốc thiết kế

1. vận tốc sử dụng để thiết kế và xác định các tính năng vật lý của một con đường có ảnh hưởng đến vận hành xe cộ an toàn và hiệu quả

2. vận tốc an tồn tối đa có thể được duy trì trên một đoạn đường nhất định khi điều kiện thuận lợi

17-295

Độ phát hiện (của đầu đo) [D]

Nghịch đảo của công suất tương đương nhiễu, m

Đơn vị: W-1

17-296

Đầu đo (bức xạ quang)

Thiết bị trong đó bức xạ quang chiếu tới tạo ra hiệu ứng vật lý có thể đo lường được

Một phần của tài liệu TỪ VỰNG CHIẾU SÁNG QUỐC TẾ International lighting vocabulary (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w