Ánh sáng dịu
Thiết bị chiếu sáng đủ kích thước để tạo chiếu sáng khuếch tán với ranh giới bóng đổ khơng rõ ràng
17-1198
Hằng số mặt trời [Eeo]
Độ chiếu xạ do bức xạ mặt trời ngoài trái đất tạo ra trên bề mặt vng góc với tia sáng Mặt trời ở khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời-Trái đất
Đơn vị: W·m-2
17-1199
Hệ số mặt trời (của vật liệu lớp kính) [g]
Tỷ số giữa lượng nhiệt thâm nhập qua kính vào trong phịng, với năng lượng bức xạ mặt trời tới lớp kính đó
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: "tổng (năng lượng) truyền qua"
CHÚ THÍCH: Tỷ số này là tổng của 2 đại lượng: độ truyền qua bức xạ ﺡe của kính và số lượng bằng tỷ số giữa nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ nhận được từ kính vào trong phịng Q2 với năng lượng bức xạ mặt trời Q1 tới lớp kính: g = ﺡe + Q2 / Q1. 17-1200 Bức xạ mặt trời Bức xạ điện từ từ mặt trời 17-1201
Góc khối (của diện tích đối diện một điểm)
Diện tích chắn trên quả cầu đơn vị có tâm tại một điểm bởi một hình nón có diện tích đáy đã cho và đỉnh tại điểm đó
Đơn vị: sr
17-1202Nguồn Nguồn
Vật tạo ra ánh sáng hoặc thơng lượng bức xạ khác
17-1203
Khoảng cách (lắp đặt)
Khoảng cách giữa các tâm sáng của các đèn điện liền kề trong hệ thống lắp đặt Đơn vị: m
17-1204
Phân bố (không gian) cường độ sáng (của một nguồn)
Biểu diễn bằng các đường cong hoặc bảng biểu các giá trị cường độ sáng của nguồn như một hàm phụ thuộc hướng trong không gian
Đèn pha đặc biệt
Thiết bị chiếu sáng với độ mờ bán đỉnh xác định nhỏ hơn 1,74 rad (100°), và độ phân kỳ tổng xác định
17-1206Phổ Phổ
Tính từ khi áp dụng cho một đại lượng X liên quan đến bức xạ điện từ, cho biết:
hoặc X là hàm của bước sóng ký hiệu: X(), hoặc số lượng được gọi là mật độ phổ của X, ký hiệu:
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp thứ hai, trong tiếng Pháp “spectrique” được ưu tiên hơn “spectral”. CHÚ THÍCH 2: X cũng là một hàm của X và để nhìn mạnh điều này, có thể được viết X() mà khơng có bất kỳ thay đổi ý nghĩa nào.
CHÚ THÍCH 3: Lượng X cũng có thể được biểu diễn dưới dạng hàm số của tần số , số sóng σ, vv; các ký hiệu tương ứng là X (), X (σ), v.v và X, Xσ, v.v.
17-1207
Phổ hấp thụ (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai()]
Logarit cơ số 10 của nghịch đảo của phổ truyền qua nội tại i()
Ai() = -log10 i()
Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: "mật độ phổ truyền qua nội tại"
CHÚ THÍCH 1: Xem CHÚ THÍCH đối với “phổ truyền qua nội tại” (17-1215). CHÚ THÍCH 2: Ký hiệu E() vẫn được sử dụng.
17-1208
Chỉ số phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ mạnh) [K()]
Lượng được xác định theo cơng thức:
trong đó a() là hệ số phổ hấp thụ tuyến tính Đơn vị: 1
17-1209
Phổ hấp thụ (của vật liệu hấp thụ) [αi,o()]
Phổ hấp thụ nội tại của lớp vật liệu sao cho đường đi của bức xạ có chiều dài đơn vị, và trong các điều kiện mà ranh giới của vật liệu khơng có ảnh hưởng
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Chiều dài đơn vị phải được xác định. Nếu chiều dài đơn vị mới được sử dụng gấp k lần độ lớn ban đầu, thì giá trị αi,o() = 1- i,o() sẽ thay đổi thành α’i,o()=1-[i,o()]k
17-1210
Các hàm phổ cơ bản
Tập hợp các hàm không tương quan về tốn học (khơng có hàm nào là kết hợp tuyến tính của bất kỳ hàm nào khác) có thể kết hợp để mơ tả các phổ bức xạ tìm thấy trong một cảnh hoặc được tạo ra bằng thiết bị đầu ra xác định và nguồn chiếu sáng hoặc các hàm tương tự mô tả đáp ứng kênh phân tích màu của thiết bị chụp ảnh
17-1211
Các tọa độ màu phổ [r(), g(), b(); x(), y(), z(); r10(), g10(), b10(); x10(), y10(), z10()]
Tọa độ màu của các kích thích đơn sắc
17-1212
Xem “sự phân bố phổ” (17-1213).
17-1213
Phân bố phổ [X(); (X)]
Thương của lượng bức xạ hoặc ánh sáng hoặc photon dX() có trong dải vi phần d tại bước sóng X, chia cho dải đó
Đơn vị: W·nm-1, Im·nm-1, nm-1
Thuật ngữ tương đương: "mật độ phổ"
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “phân bố phổ” được ưu tiên hơn thuật ngữ tương đương "mật độ phổ" khi đề cập tới hàm X() trên một dải bước sóng, khơng phải ở một bước sóng cụ thể.
CHÚ THÍCH 2: Xem CHÚ THÍCH đối với “quang phổ” (17-1206).
17-1214
Phổ hấp thụ nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi()]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ bị hấp thụ giữa các bề mặt vào và ra của lớp với thông lượng phổ đi vào lớp sau khi băng qua bề mặt đi vào
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, phổ hấp thụ nội tại phụ thuộc vào chiều dải đường đi của bức xạ trong lớp và do đó đặc biệt phụ thuộc vào góc tới.
17-1215
Phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [αi()]
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ đạt tới bề mặt đi ra của lớp với thông lượng phổ đi vào lớp sau khi băng qua bề mặt đi vào
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, phổ truyền qua nội tại phụ thuộc vào chiều dài đường đi của bức xạ trong lớp và do đó đặc biệt phụ thuộc vào góc tới.
17-1216
Mật độ phổ truyền qua nội tại (của một lớp không khuếch tán đồng nhất) [Ai()]
Xem “phổ hấp thụ” (17-1207)
17-1217
Phổ chiếu xạ [E]
Thương của công suất bức xạ d() trong khoảng bước sóng d tới một phần tử bề mặt chia cho diện tích dA của phần tử đó và khoảng bước sóng d.
Đơn vị: W·m-2·nm-1
17-1218Phổ vạch Phổ vạch
Bức xạ đơn sắc phát ra hoặc hấp thụ trong quá trình chuyển giữa 2 mức năng lượng CHÚ THÍCH: Phổ vạch biểu hiện rõ trong quang phổ
17-1219
Hệ số hấp thụ phổ tuyến tính (tại một điểm trong môi trường hấp thụ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [a()]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự hấp thụ mật độ phổ của thông lượng bức xạ de, của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét chia cho độ dài dl
Đơn vị: m-1
17-1220
Hệ số suy giảm phổ tuyến tính (tại một điểm trong mơi trường hấp thụ và tán xạ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) [µ()]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự hấp thụ và tán xạ của mật độ phổ của thông lương bức xạ e, của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét, chia cho độ dài, dl
Đơn vị: m-1
17-1221
Hệ số tán xạ phổ tuyến tính (tại một điểm trong mơi trường khuếch tán, đối với chùm tia phóng xạ đã chuẩn trực) [s()]
Thương của sự suy giảm tương đối gây ra bởi sự tán xạ mật độ phổ của thông lượng bức xạ e, của một chùm chuẩn trực trong quá trình truyền qua dọc theo vi phân độ dài dl tại điểm xem xét, chia cho độ dài dl
Đơn vị: m-1
17-1222
Hiệu suất sáng phổ (của bức xạ đơn sắc bước sóng ) [V() đối với sự nhìn ban ngày; V'() đối với
sự nhìn ban đêm]
Tỷ số giữa thơng lượng bức xạ ở bước sóng m với thơng lượng bức xạ ở bước sóng sao cho cả hai tạo ra cảm giác sáng mạnh như nhau trong điều kiện trắc quang xác định và m được chọn sao cho giá trị lớn nhất của tỷ số này bằng 1
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hiệu suất sáng phổ của mắt người phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là trạng thái thích nghi thị giác và kích thước và vị trí của nguồn sáng trong trường thị giác. Vì vậy có thể xác định một số hàm hiệu suất sáng phổ đối với các điều kiện thị giác cụ thể.
Trừ khi có chỉ định khác, các giá trị được sử dụng đối với hiệu suất sáng phổ trong "sự nhìn ban ngày" là các giá trị được CIE công nhận vào năm 1924 (Compte Rendu 6e phiên, p.67), hoàn thành bằng phép nội suy và ngoại suy (ISO 23539:2005 (E))/ CIE S 010/E: 2004), và được khuyến nghị bởi Ủy ban quốc tế về Cân và Đo (CIPM) vào năm 1972.
Đối với "sự nhìn ban đêm", được CIE chấp nhận vào năm 1951 đối với những người quan sát trẻ, các giá trị được công bố trong Compte Rendu 12e, Vol. 3, tr. 37 và trong ISO 23539: 2005 (E)/CIE S 010/E: 2004, và được CIPM phê chuẩn vào năm 1976.
Các giá trị này xác định các hàm V() và V’() đối với sự nhìn ban ngày và ban đêm tương ứng. CHÚ THÍCH 2: CIE xem xét sự khác biệt giữa hiệu suất sáng phổ trung bình của con người và hàm V() được thơng qua vào năm 1990 (xem CIE 86-1990) “Hàm hiệu suất sáng 2° được sửa đổi cho Sự nhìn Ban ngày CIE 1988”, VM() và khuyến nghị cho các ứng dụng trong khoa học thị giác.
CHÚ THÍCH 3: CIE xem xét hàm hiệu suất sáng phổ của mắt người thay đổi theo góc nhìn được thơng qua vào năm 2005 (xem CIE 165: 2005) là “Người quan sát trắc quang ban ngày CIE 10”, V10() và khuyến nghị cho các ứng dụng trong khoa học thị giác trong đó mắt được thích nghi sáng hồn tồn và mục tiêu nhìn có góc đối diện lớn hơn 4 ° hoặc nhìn thấy lệch trục.
CHÚ THÍCH 4: Các hàm hiệu suất sáng phổ khác có thể dược sử dụng để mô tả hoạt động thị giác dưới các điều kiện trắc quang khác, chẳng hạn như đối với các điều kiện thích nghi xác định trong khoảng hồng hơn (xem CIE191:2010).
CHÚ THÍCH 5: Các đại lượng trắc quang được tính bằng cách tích hợp tích của đại lượng bức xạ với hàm hiệu suất sáng phổ và sau đó nhân với giá trị cực đại của hàm hiệu suất sáng phổ đã công bố
với tích phân lấy trên tồn bộ quang phổ. Ví dụ, đối với người quan sát tiêu chuẩn của CIE cho sự nhìn ban ngày, quang thơng của một nguồn với thông lượng bức xạ phổ được cho bởi cơng thức
trong đó Km = 683,002 1 lm·W-1 = 683 Im·W-1. Xem thêm "hiệu suất sáng" (17-729)
17-1223
Hệ số suy giảm khối lượng theo phổ
Thương của hệ số suy giảm tuyến tính phổ µ() chia cho mật độ (khối lượng) ρ của môi trường Đơn vị: m2·kg-1
17-1224
Hệ số hiệu chỉnh không hợp phổ (đối với quang kế) [F*]
Hệ số mà các số đo của quang kế vật lý có thể được nhân với để hiệu chỉnh sai số gây ra bởi sự khác biệt giữa đáp ứng phổ tương đối của quang kế và hàm quan sát trắc quang mà đáp ứng phổ tương đối của quang kế nhằm mô phỏng theo, khi quang kế được sử dụng để đo nguồn sáng có phân bố cơng suất phổ tương đối khác với phân bố công suất phổ tương đối của nguồn mà quang kế được hiệu chuẩn
Đơn vị: 1
CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các quang kế được thiết kế để mô phỏng hàm V() và được hiệu chuẩn bằng nguồn tương ứng với nguồn phát sáng chuẩn A của CIE. Đối với quang kể như vậy, hệ số hiệu chỉnh có thể được tính bằng phương trình:
trong đó Srel() là đáp ứng phổ tương đối của quang kế và S() và SA() là các phân bố công suất phổ tương đối tương ứng của nguồn sáng được đo và nguồn phát sáng chuẩn A của CIE.
CHÚ THÍCH 2: Hệ số hiệu chỉnh này trước đây được gọi là "hệ số hiệu chỉnh màu sắc"
CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ này cũng có thể được áp dụng cho các máy đo bức xạ khác có đáp ứng nhằm mơ phỏng một hàm quan sát cụ thể, chẳng hạn như các máy đo bức xạ quang hóa
17-1225
Độ sâu quang phổ (của môi trường, với độ dài đã cho) [()]
Đại lượng được sử dụng trong vật lý khí quyển và hải dương học vật lý: đối với một thành phần bước sóng đơn sắc của bức xạ do một chùm tia chuẩn trực truyền đi dọc theo độ dài đã cho từ điểm x1 đến điểm x2 trên đường đi qua một môi trường khuếch tán đồng nhất hoặc không đồng nhất, độ sâu quang phổ () của môi trường giữa x1 và x2 được xác định theo cơng thức:
trong đó µ(x,) là hệ số suy giảm tuyến tính theo phổ tại vị trí của dx Đơn vị: 1
Thuật ngữ tương đương: “độ dày quang phổ”
CHÚ THÍCH 1: Thơng lượng bức xạ phổ e(x1, ) của chùm tia tại điểm x1 được giảm đến giá trị
e(x2, ) tại điểm x2 theo cơng thức:
CHÚ THÍCH 2: Đối với một lớp khơng khuếch tán không đồng nhất () là mật độ truyền qua nội tại theo phổ Napierian.
17-1226
Độ dày quang phổ (của môi trường đối với độ dài đã cho) (()]
Xem “độ sâu quang phổ” (17-1225)
17-1227
Hiệu suất lượng tử phổ của q trình huỳnh quang [ηµ(µ)]
Tỷ số giữa tổng số photon của tất cả các bước sóng phát ra từ mẫu vật bởi q trình huỳnh quang đối với kích thích ở bước sóng µ với số lượng photon bước sóng µ phản xạ từ bộ khuếch tán phản xạ hoàn toàn được chiếu xạ và quan sát giống hệt nhau
Đơn vị: 1
17-1228
Phổ bức xạ (cho một khoảng bước sóng d theo một hướng đã cho tại một điểm đã cho) [L]
Thương của công suất bức xạ phổ d() đi qua một diện tích vơ cùng nhỏ bao quanh điểm đó và truyền đi trong góc khối dΩ theo hướng đã cho, chia cho tích của khoảng bước sóng d và diện tích tiết diện của chùm tia đó trên mặt phẳng vng góc với hướng này (dAcosθ) chứa điểm đã cho và góc khối dΩ
Đơn vị: W·m-2·nm-1·sr-1
17-1229
Đáp ứng phổ (của đầu đo) [s ()]
Thương giữa đầu ra của đầu đo dY() với đầu vào đơn sắc dXe() = Xe,()d trong khoảng bước sóng, d là hàm của bước sóng