Xem “liều ban đỏ tối thiểu” (17-782)
17-760
Điểm đen trung tính
Màu trung tính với độ chói thấp nhất có thể được tạo ra bởi phương tiện ghi hình trong sử dụng bình thường, được đo bằng cách sử dụng cấu hình đo xác định
CHÚ THÍCH: Điều thường đáng mong muốn là xác định một điểm đen trung tính có cùng sắc độ như điểm trắng trung tính.
17-761
Điểm trắng trung tính
Màu trung tính với độ chói cao nhất có thể được tạo ra bởi phương tiện ghi hình trong sử dụng bình thường, được đo bằng cách sử dụng cấu hình đo xác định
17-762
Hooc mơn melatonin
Hormone tiết ra từ tuyến tùng
CHÚ THÍCH: Mức melatonin trong tuyến tùng, máu, nước bọt và nước tiểu thăng giáng theo nhịp ngày đêm, cao hơn vào ban đêm và thấp hơn vào ban ngày, theo đồng hồ sinh học tự thiết lập một cách tự nhiên bởi quang chu kỳ ngày/đêm. Ánh sáng vào ban đêm làm giảm melatonin, trong khi phá vỡ sự đồng bộ các quang chu kỳ sinh học và tự nhiên (hoặc nhân tạo) gây ra sự gián đoạn của các chu kỳ ngủ/thức (ví dụ sự lệch giờ sau chuyến bay dài).
17-763
Sự nhìn giữa ngày và đêm
Sự nhìn bằng mắt bình thường giữa sự nhìn ban ngày và sự nhìn ban đêm
CHÚ THÍCH: Trong sự nhìn giữa ngày và đêm, cả hai tế bào nón và tế bào gậy đều hoạt động. Xem thêm CIE 191: 2010 Hệ thống khuyến nghị cho Phép trắc quang giữa ngày và đêm dựa trên hoạt động thị giác
17-764
Bóng đèn dây tóc kim loại
Bóng đèn sợi đốt có phần tỏ phát sáng là dây tóc kim loại
17-765
Bóng đèn halogen kim loại
Bóng đèn phóng điện cường độ cao, trong đó phần chính của ánh sáng được tạo ra từ hỗn hợp của hơi kim loại và các sản phẩm phân ly của các halogen kim loại
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này bao gồm các bóng đèn có vỏ trong và phủ chất huỳnh quang.
17-766
Ống dẫn sáng kim loại
Ống dẫn sáng rỗng trong đó ánh sáng bị giới hạn bởi sự phản xạ ở bề mặt kim loại của thành ống dẫn
17-767
Bóng đèn hơi kim loại
Xem CHÚ THÍCH đối với “bóng đèn phóng điện” (17-332)
17-767
Kích thích màu metame
Các kích thích màu sắc khác nhau về phổ có các giá trị ba kích thích giáng nhau trong một hệ thống đo màu xác định
Thuật ngữ tương đương: “các chất metame”
CHÚ THÍCH 1: Thuộc tính tương ứng được gọi là “hiện tượng metame”.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức. màu sắc (“Farbvaienzen”) bao gồm các kích thích màu giống hệt nhau được mơ tả là "unbedingt-gleich”.
Hiện tượng metame
Xem CHÚ THÍCH đối với “kích thích màu metame” (17-767)
17-770
Chỉ số hiện tượng metame
Mức độ khơng phù hợp màu, được tính dưới dạng chênh lệch màu sắc, gây ra bằng cách thay thế một nguồn phát sáng thử nghiệm (người quan sát) có thành phần phổ tương đối (độ nhạy) khác nguồn sáng (người quan sát) chuẩn
CHÚ THÍCH: Sự chênh lệch màu sắc được đánh giá bằng cách sử dụng công thức chênh lệch màu của CIE và phải nêu rõ công thức nào đã được sử dụng.
17-771
Các chất metame
Xem “kích thích màu metame” (17-767)
17-772
Phạm vi quang học khí tượng [v]
Độ dài đường đi trong khí quyển cần để giảm 95% quang thông trong chùm tia chuẩn trực từ một nguồn sáng có nhiệt độ màu là 2 700 K
CHÚ THÍCH 1: Giá trị suy giảm đã được chọn sao cho thuật ngữ đảm bảo thước đo gần đúng của khái niệm độ nhìn rõ (khí tượng) thường được sử dụng, là khoảng cách lớn nhất mà tại đó vật thể màu đen có kích thước phù hợp có thể được nhận biết về ban ngày trên nền chân trời.
CHÚ THÍCH 2: Phạm vi quang học khí tượng, v, có liên quan đến độ truyền qua khí quyển, T, được cho là đồng nhất, theo cơng thức
T d v log 05 , 0 log 0 hoặc T 0,05d0/v
trong đó d0 là độ dài được xác định trong định nghĩa của T. Các công thức này đôi khi được viết
T v log 05 , 0 log hoặc T = 0,051/v Với do đặt là đơn vị 17-773 Độ nhìn rõ khí tượng
Xem CHÚ THÍCH đối với “phạm vi quang học khí tượng” (17-772)