Bộ phát xạ
Thành phần phát sáng.
CHÚ THÍCH: Một số bộ phát xạ có thể được kết hợp để tạo thành một phần tử đơn lẻ.
17-384
Vỏ bóng đèn phủ men
17-385
Mức năng lượng
Trạng thái năng lượng dạng lượng tử rời rạc của một nguyên tử, một phân tử hoặc một ion
17-386
Góc tới (vật phản xạ ngược chiều) [β]
Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phản xạ ngược chiều Đơn vị: rad, °
17-387
Cửa vào (đường hầm)
Phần cấu trúc đường hàm tương ứng với phần bắt đầu được bao phủ của đường hầm hoặc phần bắt đầu của màn che nắng khi sử dụng màn che nắng hở (màn che ánh sáng ban ngày)
17-388
Vùng môi trường
Khu vực diễn ra các hoạt động cụ thể hoặc dự kiến và các yêu cầu cụ thể cho hạn chế ánh sáng khó chịu được khuyến khích
CHÚ THÍCH: Các vùng được chỉ định theo xếp hạng vùng (E1... E4).
17-389
EOCF (viết tắt)
Xem “hàm chuyển đổi quang điện” (17-373)
17-390
Phổ năng lượng bằng nhau (Mỹ)
Phổ bức xạ có mật độ phổ của đại lượng bức xạ là hàm của bước sóng khơng đổi trong suốt dải nhìn thấy φ() = khơng đổi)
Thuật ngữ tương đương được sử dụng bên ngồi nước Mỹ: “phổ đồng đều năng lượng” CHÚ THÍCH: Bức xạ của phổ năng lượng bằng nhau đôi khi được coi là một nguồn sáng, trong trường hợp này nó được biểu thị bằng ký hiệu E.
17-391
Quang kế cân bằng độ sáng
Quang kế thị giác trong đó các phần của trường thử nghiệm và so sánh được quan sát đồng thời và được điều chỉnh cho cân bằng độ sáng
17-392
Quang kế cân bằng tương phản
Quang kế thị giác trong đó các phần của trường thử nghiệm và so sánh được quan sát đồng thời và được điều chỉnh cho cân bằng tương phản
17-393
Phổ đồng đều năng lượng
Phổ bức xạ có mật độ phổ của một đại lượng bức xạ là một hàm của bước sóng khơng đổi trong suốt dải nhìn thấy (φ() = hằng số)
Thuật ngữ tương đương sử dụng ở Mỹ: "phổ năng lượng bằng nhau".
CHÚ THÍCH: Bức xạ của phổ đồng đều năng lượng đôi đôi khi được coi là một nguồn phát sáng, trong trường hợp này nó được biểu thị bằng ký hiệu E.
17-394
Chương trình bảo dưỡng đẳng chu kỳ
Chương trình theo đó các hoạt động bảo dưỡng làm sạch đèn, bề mặt phòng và thay thế đèn được lập kế hoạch thực hiện theo các khoảng thời gian bằng nhau
CHÚ THÍCH: Thơng thường khoảng thời gian để làm sạch bề mặt phòng là bội số của khoảng thời gian thay thế đèn; thời gian thay đèn lại là bội số của khoảng thời gian làm sạch đèn.
Chương trình bảo dưỡng đồng mức độ rọi
Chương trình theo đó các hoạt động bảo dưỡng làm sạch đèn, bề mặt phòng và thay thế đèn được lập kế hoạch thực hiện khi độ rọi giảm đến giá trị duy trì
17-396
Độ tương phản tương đương (của nhiệm vụ)
Tương phản độ chói của nhiệm vụ chuẩn nhìn rõ có độ nhìn rõ tương đương với nhiệm vụ được xem xét có cùng độ chói.
Xem thêm “độ tương phản” (17-251)
17-397
Độ chói tương đương (của một trường có kích thước và hình dạng nhất định, đối với bức xạ phân
bố quang phổ tương đối tùy ý) [Leq]
Độ chói của trường so sánh trong đó bức xạ tần số 540x1012 Hz có cùng độ sáng như trường xem xét trong điều kiện trắc quang quy định của phép đo; trường so sánh phải có kích thước và hình dạng quy định có thể khác với trường được xem xét
Đơn vị: cd·m-2
CHÚ THÍCH 1: Bức xạ tần số 540x1012 Hz có bước sóng trong khơng khí tiêu chuẩn là 555,016 nm. CHÚ THÍCH 2: Một trường so sánh cũng có thể được sử dụng trong đó bức xạ có phân bố quang phổ tương đối bất kỳ, nếu biết độ chói tương đương của trường này trong cùng điều kiện đo.
17-398
Độ chói màng mờ tương đương (đối với chói lóa hoặc phản xạ màn mờ)
Độ sáng, khi được thêm vào bởi sự chồng chất với độ sáng của cả nền thích nghi và vật thể, làm cho ngưỡng sáng hoặc độ chênh lệch độ chói giống nhau theo hai điều kiện sau: (1) có chói lóa, nhưng khơng có độ chói bổ sung; (2) có độ chói bổ sung, nhưng khơng chói lóa
17-399
Ban đỏ, quang hóa
Đỏ da do hiệu ứng quang hóa actinic của bức xạ mặt trời hoặc bức xạ quang nhân tạo
CHÚ THÍCH: Ban đỏ khơng do quang hóa g có thể do các tác nhân hóa học hoặc vật lý khác nhau gây ra. 17-400 Phổ tác động ban đỏ [ser()] Xem “hàm trọng số phổ ban đỏ” (17-401) 17-401 Hàm trọng số phổ ban đỏ [ser()]
Hàm đại diện cho sự phụ thuộc phổ của khả năng bức xạ cực tím gây ra ban đỏ chỉ có thể nhận biết ở da người
Thuật ngữ tương đương: “phổ tác động ban đỏ”
17-402
Liều ban đỏ [Her]
Tích phân theo thời gian của độ chiếu xạ gây ban đỏ được xác định bởi phương trình:
H er = ʃʃE(t)ser()ddt
Trong đó
E (t) là độ chiếu xạ theo phổ W.m-2.nm-1 và
ser() là phổ tác động ban đỏ được chuẩn hóa bằng 1 ở mức tối đa Đơn vị: J.m-2
Thuật ngữ tương đương: "phơi nhiễm bức xạ gây ban đỏ"
Xem thêm “liều ban đỏ tối thiểu (MED)” (17-782), “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255)
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét, và giá trị cực đại của nó là 1. Khi đưa ra một số lượng định lượng, điều cần thiết là xác
định xem liều có nghĩa theo phổ tác động nào bởi vì đơn vị là như nhau.
17-403
Độ chiếu xạ ban đỏ [Eer]
Độ chiếu xạ hiệu quả với bức xạ phổ, E, có trọng số trung bình với hàm trọng số ban đỏ, ser(), được chuẩn hóa tới 1 ở giá trị tối đa
Đơn vị: W.m-2
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa được xem xét, và giá trị cực đại của nó là 1.
Khi đưa ra một số lượng định lượng, cần thiết phải xác định theo phổ tác động quang hóa nào độ chiếu xạ có nghĩa bởi đơn vị là như nhau.
17-404
Phơi nhiễm bức xạ ban đỏ [Her]
Xem “liều ban đỏ” (17-402)
17-405
Bức xạ ban đỏ
Bức xạ quang học có hiệu quả gây ban đỏ quang hóa CHÚ THÍCH: Bức xạ tia cực tím thơng thường.
Xem thêm “hàm trọng số phổ ban đỏ” (17-401), “liều ban đỏ chuẩn (SED)” (17-1255)
17-406
Chiếu sáng thoát hiểm
Một phần của ánh sáng khẩn cấp cung cấp chiếu sáng các tuyến đường thoát hiểm, ánh sáng khu vực mở và ánh sáng khu vực có nguy cơ cao khi ánh sáng bình thường thất bại, cũng như các dấu hiệu hướng dẫn bất cứ khi nào các lối thốt hiểm bị chiếm đóng