Phát triển nguồn nhân lực về trình độ chuyên môn thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 31 - 32)

qua đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ chuyên môn là khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó có biểu hiện trình độ được đào tạo ở cac trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo, quản lý, thực hiện một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Phat triển trình độ chuyên môn là trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng mới để theo kịp sự phat triển khoa học kỹ thuật và sự thay đổi của thị trường lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là qua trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới cac hình thức khac nhau cho công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc được cac cơ quan nhà nước giao, do cac cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức,

viên chức thực hiện. Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để người công chức, viên chức có đủ năng lực đap ứng hoạt động quản lý, điều hành [1].

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với cac đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được thực hiện theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng can bộ, công chức, viên chức [7] và Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP [2]. Điểm mới của Nghị định 101/2017/NĐ-CP là phân biệt giữa hoạt động đào tạo và bồi dưỡng và nhấn mạnh tới yêu cầu bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Cac chương trình, nội dung bồi dưỡng theo ngạch bao gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch can sự và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch chuyên viên chính và tương đương; ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương. Đối với bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, cac chương trình, nội dung bao gồm chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương; cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương. Đối với đào tạo bồi dưỡng theo chuyên ngành, chương trình, nội dung gồm cac chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành.

Để PTNNL về trình độ chuyên môn thì cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, rút ra những bài học cho việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và đanh gia kết quả đào tạo, bồi dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt. Thực hiện tốt công tac đào tạo, bồi dưỡng NNL chắc chắn sẽ giúp trình độ chuyên môn NNL ngày càng nâng cao, đap ứng yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 31 - 32)