Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 68 - 73)

2 Viên chức, người lao động thường xuyên tiếp nhận nhiệm vụ mới 38 38,

1.1.14. Những hạn chế và nguyên nhân

1.1.14.1. Hạn chế

Tuy đạt được một số kết quả khả quan trong PTNNL tại Ban Quản lý nhưng vẫn con một số hạn chế cần phải khắc phục:

- Thứ nhất, hoạch định PTNNL còn chưa chuyên nghiệp, chưa sat với tình hình thực tế, công tac dự bao cũng còn nhiều hạn chế, dự bao trong dài hạn còn thiếu chính xac, nội dung của chiến lược PTNNL mang tính sơ khai, đồng thời cac thông tin chi tiết về chiến lược vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ gói gọn trong bộ phận lãnh đạo, quản lý của Ban Quản lý.

- Thứ hai, cơ cấu, số lượng và việc triển khai tuyển dụng bổ sung, tăng cường lao động phải thực hiện theo Đề an vị trí việc làm, vì vậy từ khi thành lập (năm 2016) Ban Quản lý cố định là 89 viên chức, người lao động. Vì chức năng nhiệm vụ không thay đổi nên theo Quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Ban Quản lý không được điều chỉnh Đề an vị trí việc làm, chỉ có thể điều chỉnh số lượng người làm việc tại Đề an vị trí việc làm. Điều này dẫn đến hạn chế trong công tac tuyển dụng và tai cấu trúc NNL

của Ban Quản lý (Năm 2020 với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được

giao gần bằng 02 lần năm 2019 Ban Quản lý mới được phép tăng số lượng người làm việc tại Đề án vị trí việc làm và thực hiện tuyển dụng).

- Thứ ba, vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” nguồn nhân lực nên việc bố trí, sử dụng còn gặp nhiều khó khăn. Thừa nhân lực ở một số bộ phận hỗ trợ, phục vụ Ban Quản lý đang phải linh động sắp xếp đội ngũ này. Thiếu nhân lực chủ yếu ở đội ngũ kỹ sư xây dựng để bố trí thực hiện nhiệm vụ tại cac dự an, công trình mới trên địa bàn thành phố, vì vậy hiện nay vẫn còn tình trạng một kỹ sư phải đứng giam sat tại nhiều công trình.

- Thứ tư, viên chức lãnh đạo, quản lý của cac phòng chuyên môn trực thuộc có nền tảng là can bộ kỹ thuật, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về quản lý NNL và quản trị vận hành nên việc điều hành hoạt động và quản lý chưa khoa học, hiệu quả, năng suất làm việc đôi lúc còn chưa cao. Đồng thời, việc giao nhiệm vụ còn chưa đồng đều và chưa phù hợp với năng lực, khả năng của viên chức, người lao động dẫn đến tình trạng có người qua nhiều việc, có người lại qua ít việc; những công việc khó thường chỉ tập trung vào một số người (chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo, quản lý) dẫn đến nhân viên ít có cơ hội tiếp cận xử lý để thực hành, phat huy năng lực ca nhân.

- Thứ năm, một bộ phận viên chức, người lao động chủ yếu làm một số công việc cố định, ít thay đổi bao gồm cả những mối quan hệ, đối tac trong công việc dẫn đến lối mòn trong tư duy, trong giao tiếp; không thực hành, rèn luyện, không phat huy được cac kỹ năng và năng lực bản thân.

- Thứ sau, mặc dù đã có thu nhập tăng thêm làm cho tổng thu nhập của viên chức, người lao động Ban Quản lý ở mức kha cao so với mặt bằng chung của cac đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố nhưng cũng rất khó để Ban Quản lý cạnh tranh được với cac đơn vị, doanh nghiệp tư nhân

trong việc tuyển dụng và giữ chân những lao động có năng lực, trình độ cao, đặc biệt là kỹ sư xây dựng. Vẫn còn một số viên chức, người lao động làm thêm một số công việc bên ngoài, chưa hoàn toàn chú tâm vào công việc tại Ban Quản lý dẫn đến chậm, trễ tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Thứ bảy, việc chăm lo, phat triển sức khỏe về thể chất và tinh thần đối với viên chức, người lao động tại Ban Quản lý tuy đã được quan tâm nhưng thực tế ngân sach để chi cho quỹ phúc lợi còn hạn chế; chưa tổ chức việc chăm sóc y tế thường xuyên cho viên chức, người lao động, chỉ tổ chức định kỳ kham sức khỏe 01 lần/năm; chưa trang bị được những công cụ, dụng cụ, may móc, thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho đội kỹ sư tại cac công trình; công tac an toàn lao động được quan tâm, nhưng chi phí còn hạn hẹp nên chỉ trang bị được bảo hộ lao động ở mức trung bình so với mặt bằng chung;…

1.1.14.2. Nguyên nhân

Cac hạn chế trong PTNNL tại Ban Quản lý chủ yếu xuất phat từ những nguyên nhân sau:

- Quy chế tổ chức và hoạt động (bao gồm chức năng, nhiệm vụ) cũng như số lượng dự an và kế hoạch vốn giải ngân của Ban Quản lý do UBND thành phố quy định, vì vậy Ban Quản lý không thể chủ động hoàn toàn trong việc cơ cấu, sắp xếp NNL trong dài hạn.

- Một số viên chức, người lao động có bằng cấp chuyên môn với trình độ đại học, sau đại học nhưng không có sự tương ứng về năng lực giữa văn bằng và yêu cầu thực tế, kết quả thực hiện công việc. Đồng thời một số viên chức, người lao động đã công tac lâu năm trước khi Ban Quản lý được hợp nhất vào năm 2016, những đơn vị trước đây có chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực xây dựng nhưng lại tập trung hơn vào công tac đền bù giải tỏa và bố trí tai định cư, vì vậy một bộ phận này có năng lực chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu công tac hiện nay, Ban Quản lý phải linh động sắp xếp, bố trí.

- Việc lãnh đạo cac phòng chuyên môn trực thuộc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lãnh đạo tuy được quan tâm nhưng tính thực tiễn còn chưa cao, chủ yếu điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của phòng theo kinh nghiệm, chưa có quy trình, quy định cụ thể.

- Một bộ phận viên chức, người lao động còn chưa phat huy, thể hiện được hết năng lực bản thân nên gây khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ.

- Đối với Ban Quản lý thì chế độ tiền lương được chi trả theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 thang 12 năm 2004 của Chỉnh phủ về chế độ tiền lương đối với can bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; đồng thời thu nhập tăng thêm cũng phải thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, UBND thành phố và theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban Quản lý; hơn nữa, Đề an cải cach tiền lương theo vị trí việc làm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) chưa thể thực hiện trong năm 2021 mà sẽ phải giãn lùi đến 01/7/2022 nên mức thu nhập của viên chức, người lao động sẽ khó được cải thiện trong thời gian ngắn sắp đến; đồng thời việc trích cac quỹ phúc lợi, trích chi phí để hỗ trợ viên chức, người lao động cũng phụ thuộc vào nguồn thu nên Ban Quản lý còn kha bị động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nguồn nhân lực có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo sự phat triển bền vững của đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phat triển nguồn nhân lực nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế tại Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng.

Trong chương này, tac giả đã giới thiệu khai quat vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của Ban Quản lý; phân tích thực trạng PTNNL để đưa ra những nhận định, đanh gia chung, những kết quả đạt được và nguyên nhân trong PTNNL tại Ban Quản lý cũng như những hạn chế và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó.

Đây là cơ sở để tac giả đề xuất giải phap PTNNL tại Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 68 - 73)