Chất lượng nguồn nhân lực tại Ban Quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 55 - 58)

Bảng 2.6. Thống kê chất lượng nguồn nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng,

TT Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số VC-NLĐ 89 100 89 100 98 100

1 Trình độ chuyên môn

+ Trên Đại học 16 17,98 16 17,98 19 19,39 + Đại học 65 73,03 65 73,03 71 72,45 + Trung cấp 4 4,49 4 4,49 4 4,08 + Khac 4 4,49 4 4,49 4 4,08 2 Trình độ chính trị + Cao cấp 3 3,37 3 3,37 2 2,04 + Trung cấp 10 11,24 10 11,24 15 15,31 3 Trình độ ngoại ngữ + A 08 8,99 07 7,87 05 5,10 + B 53 59,55 53 59,55 65 66,33 + C 17 19,10 18 20,22 18 18,37 + Đại học 03 3,37 03 3,37 02 2,04

+ Chưa qua đào tạo 08 8,99 08 8,99 08 8,16

4 Trình độ tin học + A (văn phòng) 36 40,45 30 33,71 25 25,51 + B 25 28,09 30 33,71 42 42,86 + Kỹ thuật viên 17 19,10 18 20,22 21 21,43 + Trung cấp 01 1,12 01 1,12 0 0 + Đại học trở lên 02 2,25 02 2,25 02 2,04

+ Chưa qua đào tạo 08 8,99 08 8,99 08 8,16

Qua phân tích Bảng 2.6 cho thấy số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số (đạt trên 90%), nhìn chung đội ngũ viên chức, người lao động Ban Quản lý được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị, trình độ chuyên môn có sự cải thiện, phat triển qua cac năm, tập trung vào trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ viên chức, người lao động không được đào tạo chuyên ngành xây dựng vẫn còn chiếm tỷ lệ đang kể. Qua số liệu thực tế cho thấy chuyên ngành xây dựng hiện chiếm 70%/tổng số nhân lực, số còn lại là cac chuyên ngành khac như tài chính, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,... Nguyên nhân bởi ngoài công tac chuyên môn trực tiếp liên quan đến dự an, công trình thì còn phải có nhân lực ở cac bộ phận khac nhau và phụ trach nhiều mảng công việc khac nhau.

Tỷ lệ viên chức, người lao động có trình độ Cao cấp và Trung cấp lý luận chính trị tại Ban Quản lý thấp do đây chỉ là tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý, vì vậy đối tượng được cử đi học chủ yếu là viên chức đang giữ chức vụ hoặc có quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý.

Trong điều kiện mở cửa hội nhập, đội ngũ viên chức, người lao động của Ban Quản lý cần có đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và chủ động tac nghiệp. Nhất là trong điều kiện thực tế yêu cầu công tac ở một số dự an có yếu tố nước ngoài (nhà đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, bảo hiểm…), vì vậy ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu. Số lượng viên chức, người lao động của Ban Quản lý biết ngoại ngữ tương đối nhiều, tuy nhiên số người thông thạo ngoại ngữ để có thể sử dụng một cach độc lập trong công việc không cao. Xét về thực tế, cac chứng chỉ ngoại ngữ gần như không đủ chứng minh về trình độ thực về ngoại ngữ mà chỉ có tac dụng hoàn chỉnh kiến thức cho viên chức, người lao động khi tham gia thi tuyển. Mặc dù trình độ chung về ngoại ngữ so với yêu cầu công việc chuyên môn chưa tương

xứng và tỷ lệ này là chưa cao nếu so với mặt bằng chung song bước đầu Ban Quản lý đã xây dựng được đội ngũ nhân sự có trình độ ngoại ngữ giúp đơn vị chủ động trong việc tiếp cận thông tin và nắm bắt công nghệ. Trình độ công nghệ thông tin của viên chức, người lao động cơ bản đap ứng được yêu cầu công việc; trình độ, năng lực công nghệ thông tin so với bằng cấp được đanh gia là tương đương. Đây là một lợi thế PTNNL tại Ban Quản lý trong giai đoạn Cach mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Cụ thể Bảng 2.6, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ viên chức, người lao động Ban Quản lý về cơ bản đã được quan tâm, hầu hết những người có vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ có trình độ B trở lên; những người có trình độ A thuộc nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ và chiếm tỷ lệ không cao; những người chưa qua đào tạo là lai xe, tạp vụ, bảo vệ không yêu cầu về chứng chỉ này. Đồng thời có thể nhận thấy rõ tỷ lệ trình độ đào tạo A ngày càng giảm, trình độ đào tạo cao hơn tăng lên (chủ yếu rơi vào nhóm

trình độ B, C đối với ngoại ngữ - trình độ B đối với tin học) cho thấy sự quan tâm của người lao động đối với mục tiêu nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 55 - 58)