Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngoài tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 29 - 32)

9. Bố cục của luận văn

1.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng thương

1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngoài tín dụng

Phát triển về quy mô

Phát triển DVNTD theo về quy mô là việc tăng doanh thu/lợi nhuận từ DVNTD và việc tăng số lượng các DVNTD đã có và hình thành thêm các DVNTD

mới, nó gắn liền với việc đa dạng hóa các DVNTD của NHTM. Đây là nội dụng quan trọng trong chiến lược dịch vụ ngân hàng, bởi nó làm đổi mới danh mục dịch vụ ngân hàng, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay.

Mức tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ ngoài tín dụng: Doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Doanh thu càng lớn chứng tỏ lượng khách hàng sử dụng dịch vụ càng nhiều, thị phần càng lớn. Điều đó chứng minh rằng DVNTD đã phát triển, đa dạng và hoàn thiện hơn.

Công thức tính mức độ tăng trưởng doanh thu từ DVNTD như sau: Mức độ tăng

trưởng doanh thu DVNTD

=

Doanh thu DVNTD năm n – Doanh thu DVNTD năm n-1

x100% Doanh thu DVNTD năm n-1

- Tỷ trọng lợi nhuận thu được từ DVNTD trên tổng lợi nhuận của Ngân hàng:

Việc đánh giá tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động ngoài tín dụng Ngân hàng là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng nhằm đánh giá mức độ đóng góp vào lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng từ hoạt động ngoài tín dụng Ngân hàng là bao nhiêu.

Tỷ trọng lợi nhuận thu được từ dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng = Lợi nhuận thu được từ DVPTD Ngân hàng

Tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng

- Số lượng DVNTD:

Tiêu chí này thể hiện mức độ phong phú, đa dạng của dịch vụ mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Mỗi ngân hàng có nhiều khách hàng với các nhu cầu sử dụng dịch vụ khác nhau, việc đưa ra nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ phát triển đa dạng hoá phải phù hợp với năng lực của Ngân hàng hiện có để tránh sự phát triển quá mức có thể gây ra hiệu ứng ngược đối với chính mỗi Ngân hàng do sự dàn trải nguồn lực không phù hợp.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi mỗi ngân hàng phải không ngừng đổi mới nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng của mình. Đặc biệt là xu hướng liên kết những sản phẩm thành những “gói hàng” đa dạng và tiện lợi. Không chỉ gói gọn ở những sản phẩm có tính truyền thống như cho vay hay các sản phẩm tiền gửi mà dịch vụ Ngân hàng ngày càng phát triển phong phú hơn. Việc tận dụng tối đa hiệu suất của các kênh phân phối giúp các Ngân hàng tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các ngân hàng trong xu hướng phát triển đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ bảo hiểm, môi giới tư vấn đầu tư... hay nhiều dịch vụ ngoài ngân hàng khác. Kinh doanh theo chiến lược năng động giúp Ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn lại giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Sự gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ hàng năm phản ánh khả năng phát triển dịch vụ của một NHTM qua số lượng danh mục dịch vụ hoặc chủng loại trong mỗi danh mục dịch vụ mà NHTM cung cấp hàng năm.

Số lượng DV ngoài tín dụng gia tăng hàng năm = Số lượng DV ngoài tín dụng năm n – Số lượng DV ngoài tín dụng năm n-1

(Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018)

Phát triển về chất lượng

Việc phát triển DVNTD về chất lượng có vai trò rất lớn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bởi sự khác biệt của nó so với dịch vụ của các NHTM khác. Tuy nhiên, việc phát triển và hoàn thiện chất lượng DVNTD lại không mang lại những dịch vụ mới, chỉ đem lại phiên bản mới của dịch vụ cũ. Hiện nay, việc phát triển DVNTD về chất lượng thường theo các hướng sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng DVNTD bằng việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đưa những phương tiện mới, tăng cường thiết bị phục vụ khách hàng; Thứ hai, đổi mới những tính năng mới, tiện ích mới của DVNTD, hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa nghiệp vụ, tăng độ an toàn bảo mật cho các thông tin và giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn khách hàng những tính năng và quy trình mới, thông tin kịp thời đến khách hàng những thay đổi mới của dịch vụ; Thứ ba, xóa bỏ

những giới hạn về thời gian và địa điểm giao dịch, tăng cường các giao dịch qua hệ thống ngân hàng hiện đại.

Mức độ hài lòng của khách hàng: Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng được đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng đối với các DVNTD của ngân hàng. Nếu chất lượng các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện, số lượng dịch vụ ngày càng đa dạng thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng. Không thể phủ nhận khách hàng chính là kênh truyền thông có hiệu quả cao, khi khách hàng thỏa mãn các DVNTD của ngân hàng, họ sẽ thông tin tới các người khác cũng có cùng nhu cầu sử dụng dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch. Các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện khi mà những tiện ích chúng mang tới cho khách hàng ngày càng cao, các sai sót và rủi ro đước giảm đén mức thấp nhất, từ đó chiếm đước lòng tin và sự ưu ái của khách hàng.

An toàn trong cung cấp DVNTD: Trong hoạt động của ngân hàng thương mại luôn tồn tại rất nhiều các loại rủi ro không chỉ trong hoạt động tín dụng vì vậy trong quá trình hoạt động các ngân hàng luôn quan tâm đến quản trị rủi ro. Việc phát triển các DVNTD phải gắn liền với sự an toàn.

Mức độ an toàn của ngân hàng càng cao thì càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Tính an toàn trong việc cung cấp DVNTD thể hiện ở an toàn ngân quỹ, an toàn trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, an toàn trong viejc bảo mật thông tin khách hàng. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức và sự an toàn trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và thành vấn đề sống còn. (Phan Thị Linh 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)