Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam và cho ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 36 - 39)

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được xem là một xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay. Trong tiến trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài đã mang lại những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử cho các ngân hàng thương mại Việt Nam và cho ngân hàng TMCP Công thương Tiền Giang:

- Xây dựng thương hiệu của ngân hàng:

Đây là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng được nâng cao đối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần có một quá trình lâu dài và nó phụ thuộc nhiều vào quy mô của chính ngân hàng

- Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng:

Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường, mạnh dạn cải tiến hoặc xóa bỏ những đơn vị hoạt động yếu kém.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại. Luôn coi trọng vệc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng sản phẩm dịch vụ một cách chính xác và kịp thời, là yếu tố quyết định sự thành công của một NHTM .Trong đó tập trung vào những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh

- Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng:

Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Thị trường bán lẻ có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi đối tượng có nhu cầu và khả năng sử dụng dịch vụ khác nhau. Vì vậy, ngân hàng cần phân nhóm khách hàng để có những sản phẩm dịch vụ và chính sách chăm sóc phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó là việc đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hiện đại để tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm tăng tỷ lệ tiếp cận đến từng khách hàng.

- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin:

Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ, nhất là tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Tăng cường các giao dịch từ xa qua fax, điện thoại, internet…, mở rộng kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu được tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như phân tích được các tiêu chí đo lường sự phát triển của dịch vụ NHĐT và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và trong chương 1 cũng đã nêu lên được bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Công thương Tiền Giang từ việc phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHĐT ở một số Ngân hàng Thương mại nước ngoài. Từ đó làm tiền đề quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank Tiền Giang và đề ra giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử một cách hiệu quả ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)