ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 58)

TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG THEO MÔ HÌNH SWOT

2.3.1 Giới thiệu về mô hình SWOT

Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500) nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này. Albert cùng các cộng sự của mình ban đầu đã cho ra mô hình phân tích có tên gọi SOFT: Thỏa mãn (Satisfactory) - Điều tốt trong hiện tại,

Cơ hội (Opportunity) – Điều tốt trong tương lai, Lỗi (Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ (Threat) – Điều xấu trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick vàd Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng vào năm 1966 dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

Thật vậy, mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua phân tích SWOT, ngân hàng sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài ngân hàng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính ngân hàng mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh

SWOT có cấu trúc như sau:

SWOT O-Những cơ hội T-Những nguy cơ

S-Những điểm mạnh Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh W-Những điểm yếu Các chiến lược WO Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội Các chiến lược WT

Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong ngân hàng mang tính tích cực hoặc có lợi giúp ngân hàng đạt được mục tiêu.

Điểm yếu là những tác nhân bên trong ngân hàng mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu.

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài ngân hàng (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu.

Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài ngân hàng (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu.

Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà ngân hàng đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho nhà quản trị đâu là nơi để tấn công và đâu là nơi cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một kế hoạch hành động thông minh và hiệu quả

2.3.2 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Tiền Giang theo mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)