Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 74 - 75)

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay, thì tri thức, năng lực của con người trở thành nguồn tài nguyên số một của các quốc gia và chính vì thế để đảm bảo mục tiêu và các yêu cầu phát triển dịch vụ NHĐT của Vietinbank Tiền Giang trong giai đoạn tới thì công tác nhân sự, phát triển nguồn nhân lực cần phải được thực hiện trước một bước, không chỉ đáp ứng cho yêu cầu về nhân lực trong hiện tại mà quan trọng hơn là phải có tầm nhìn trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ lâu dài.

Việc xây dựng nguồn cán bộ phục vụ cho việc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá khách quan về năng lực, phẩm chất của cán bộ thể hiện qua chất lượng, hiệu quả hoàn thành công việc đang đảm nhiệm, khả năng phát triển; nhưng đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công việc thực tế để tránh lãng phí về nguồn lực lao động.

Đối với đội ngũ giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng hiện nay cần tập trung cao nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ và kỹ năng tác nghiệp, chăm sóc khách hàng... Đào tạo thường xuyên về sản phẩm dịch vụ NHĐT, quy trình tác nghiệp cho giao dịch viên và cán bộ quan hệ khách hàng. Đối với các sản phẩm mới nên tổ chức đào tạo về sản phẩm tại chi nhánh. Định kỳ tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ quan hệ khách hàng, giao dịch viên, cán bộ dịch vụ khách hàng về các kỹ năng giao tiếp khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng… Cùng với đào tạo là việc theo dõi sử dụng cán bộ sau đào tạo hợp lý, tránh việc cử cán bộ đi đào tạo không đúng đối tượng hoặc sau đào tạo lại bố trí công việc khác.

Mỗi phòng ban nên có một cán bộ đầu mối để cập nhật các văn bản từ hội sở chính đồng thời tập hợp các vướng mắc, khó khăn hoặc các lỗi thường gặp trong quá

trình tư vấn, tác nghiệp. Định kỳ hàng tháng chi nhánh tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng, lấy ý kiến về các văn bản, chỉ đạo mới để có phản ánh kịp thời về hội sở chính. Qua các buổi này, toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh có thể nắm được những đặc điểm cơ bản nhất của sản phẩm để có thể tư vấn cho khác hàng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách động lực cho cán bộ, xây dựng cơ chế phân bổ thu nhập gắn với hiệu quả công việc và mục tiêu của việc này không chỉ để khuyến khích, động viên đối với lực lượng lao động hiện có mà đồng thời là cơ sở để thu hút nguồn lao động có chất lượng từ bên ngoài vào Vietinbank Tiền Giang.

Rà soát, phân tích, đánh giá tỷ lệ phân bổ nguồn lực toàn chi nhánh để có điều chỉnh phù hợp, bố trí cán bộ hợp lý phù hợp với yêu cầu trình độ, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới qua đó để nhân viên được khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập, thăng tiến cho tất cả cán bộ có năng lực. Chi nhánh cần có nhiều cải tiến trong việc đánh giá, xếp loại nhân viên hàng quý. Mỗi phòng cần có sự đánh giá khách quan, công bằng đối với từng nhân viên, phải có sự sàn lọc, chọn lựa người làm việc tốt hơn để có sự khen thưởng xứng đáng nhằm tạo động lực cho mọi người phấn đấu, tránh sự cào bằng như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)