Hình thức tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.4. Hình thức tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

- Một số nghề phổ biến.

- Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.

1.3.4. Hình thức tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non mầm non

1.3.4.1. Tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo trong họat động có chủ đích

Lựa chọn hình thức hoạt động có chủ đích thực chất là hình thức tổ chức tiết học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết để giúp trẻ nắm vững kiến thức và biết được trẻ hiểu bài đến đâu, cũng là cách giúp trẻ lưu tâm vì vậy cách lựa chọn hình thức của giáo viên với các hình thức như: Học theo

nhóm, học theo tổ các bạn ngồi dối diện cùng nhau học, cùng nhau trao đổi kiến thức và sửa sai cho nhau để trẻ được thực hành, trải nghiệm trên đồ vật, đồ chơi nhiều hơn. Hình thức học nhóm đối với trẻ là một trong những cách học mang lại hiệu quả cao nhất bởi khi học nhóm trẻ sẽ không còn nhút nhát và luôn biết cách cùng bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo giao phó. Vì vậy trong giờ học giáo viên tổ chức cho trẻ học theo nhóm bằng cách chia ra các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và yêu cầu hoàn thành công việc sau một khoảng thời gian nhất định để trẻ tự khám phá, trải nghiệm nhằm xác định sự hiểu biết của mình sau đó giáo viên mới hỏi kết quả của từng nhóm và có sự động viên kịp thời để các nhóm luôn có sự thi đua.

Trong quá trình trẻ học nhóm giáo viên luôn quan sát các hoạt động của nhóm để thấy được khả năng nhận thức cho trẻ. Đối với nhóm kém hơn giáo viên dành thời gian cho trẻ nhiều hơn và đặc ra các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu gần gũi với trẻ, đối với nhóm có nhận thức khá hơn giáo viên đưa các câu hỏi khó hơn đòi hỏi khả năng tư duy nhiều hơn để những trẻ khá bớt nhàm chán vì không học lại những gì mà mình đã biết còn với những trẻ yếu sẽ tiếp thu được các kiến thức vừa với khả năng của mình.

Như vậy với hình thức học nhóm tạo cho trẻ được thoải mái, tự do khám phá, tự mình nêu lên các ý tưởng để cùng các bạn thảo luận và tìm ra kết quả tốt nhất cho nhóm của mình.

1.3.4.2. Tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi

Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non thì “học mà chơi, chơi mà học” điều này cũng khẳng định rằng chơi cũng là một phần không thể thiếu đối với trẻ, vậy chơi làm sao và trò chơi nào để chơi mà học là điều cần chú ý khi giáo viên lựa chọn nhằm mang lại hiệu quả và phù hợp là điều rất quan trọng. Để tăng tính hấp dẫn của hoạt động nhận thức cũng như thay đổi hình thức dạy học giáo viên nên áp dụng những trò chơi sáng tạo vào các giờ học có tác dụng khích lệ trẻ

tốt hơn. Khi tham gia tiết học thông qua hình thức vui chơi trẻ tiếp thu được kiến thức về toán, về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội là phương tiện vừa để nhận biết cũng như củng cố kiến thức trong trẻ sau mỗi tiết dạy.

Trò chơi không chỉ đơn thuần là trò chơi mang tính giá trị, phát triển vận động mà còn có cả ý nghĩa giáo dục, phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ý nghĩa phát triển ngôn ngữ, mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng, phát huy sự tự tin chủ động của trẻ thì hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức thông qua chơi còn giúp trẻ hình thành các biểu tượng về toán và môi trường xung quanh như kĩ năng đếm, so sánh, nhận biết số lượng của nhóm đối tượng.

1.3.4.3. Tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua chơi ngoài trời

Chơi ngoài trời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, tổ chức hoạt động phát triển nhận thức, đặc biệt việc cho trẻ khám phá về môi trường tự nhiên thông qua hình thức chơi ngoài trời sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Khi trẻ tham gia các hoạt động chơi ngoài trời trẻ được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua chơi ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Thông qua dạo chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, được khám phá, thỏa mãn tính tò mò, thích thú của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)