Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1. Kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo thực hiện PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang

Stt Nội dung

chỉ đạo thực hiện tổ PTNT cho trẻ MG

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

CBQL GV Chung CBQL GV Chung TĐ ĐTB TĐ ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB

1 Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ PTNT cho trẻ

MG đáp ứng mục tiêu của chương trình GDMN 133 2.6 338 2.5 2.55 122 2.4 311 2.3 2.35 2 Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương

pháp PTNT cho trẻ MG 122 2.4 324 2.4 2.4 112 2.2 297 2.2 2.2

3 Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ

quản lý với hoạt động PTNT cho trẻ MG 128 2.5 324 2.4 2.45 122 2.4 311 2.3 2.25

4

Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động PTNT cho trẻ MG

112 2.2 311 2.3 2.25 92 1.8 230 1.7 1.75

5 Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính

phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG 117 2.3 297 2.2 2.25 97 1.9 243 1.8 1.85

6

Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan trong hoạt động PTNT cho trẻ MG

Từ kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Đánh giá chung của các khách thể khảo sát về thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ở mức trung bình về cả mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.37; HQTH: 2.08). Có sự chênh lệch trong đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện ở từng nội dung cụ thể. Ở tất cả các nội dung của chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo mức độ thực hiện có điểm trung bình đánh giá cao hơn hiệu quả thực hiện. Cụ thể:

Nội dung được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện là: “Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ PTNT cho trẻ MG đáp ứng mục tiêu của chương trình GDMN” (ĐTB: 2.55); “Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp PTNT cho trẻ MG” (ĐTB: 2.4); “Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động PTNT cho trẻ MG” (ĐTB: 2.45). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức trung bình.

Không có nội dung nào được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện, trong đó đặc biệt có hai nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất là “Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động PTNT cho trẻ MG” (ĐTB: 1.75); “Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG” (ĐTB: 1.85).

Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng PTNT cho trẻ mẫu giáo. Gia đình là cầu nối trẻ em với nhà trường và XH, là nơi nuôi dưỡng, GD trẻ em. Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ tri thức cho các em. Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ GD, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Do đó, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình PTNT cho trẻ mẫu giáo.

Nhà trường cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn các kiến thức về phát triển nhận thức cho trẻ; Thống nhất với phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa NT, GĐ và XH trong việc chăm sóc, GD trẻ; Phát triển chương trình chăm sóc, GD trẻ phù hợp với đặc điểm phát triển KT-XH của địa phương; Thông tin thường xuyên đến gia đình về sự phát triển nhận thức của trẻ để kịp thời điều chỉnh phương pháp GD, hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ…là những hoạt động cần đưa vào trong nội dung phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương trong quá trình chăm sóc PTNT cho trẻ. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng miền, nhiều phụ huynh do hoàn cảnh, do nhận thức hạn chế nên không quan tâm đến việc học của con cái. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình tuy đã có tác động tốt đến trẻ nhưng chưa được tổ chức thường xuyên, nội dung chưa thiết thực với cộng đồng XH. Một số nhà trường, GV chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, phát triển nhận thức cho trẻ. Do đó, hiệu quả phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như địa phương chưa cao.

Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng là khía cạnh được đánh giá ở mức chưa thực sự tốt trong công tác chỉ đạo. Hiện nay, còn nhiều các lớp học học ghép 2-3 độ tuổi; Một số trường mầm non phòng học của trẻ thô sơ, đồ dùng dạy học hạn chế; Nhiều trường chưa được sắm trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc học của trẻ như tivi, mạng….Chính từ thực tiễn này, công tác phát triển nhận thức cho trẻ cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Giáo viên mầm non phải tự thiết kế đồ dùng dạy học, phát huy dạy học qua trải nghiệm từ môi trường xung quanh trường để cung cấp kiến thức cho trẻ.

Như vậy, trong quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang của hiệu trưởng các trường mầm non đã bước đầu phát huy được vai trò chỉ đạo của mình, tuy nhiên chưa thực sự toàn diện, vẫn còn những hạn chế cả về mức độ và hiệu quả thực hiện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, triển khai, điều hành hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Trao đổi với đồng chí Giàng Thị M, hiệu trưởng trường mầm non Ngàm Đăng Vài với câu hỏi: “Khó khăn nhất trong công tác chỉ đạo hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng là gì?”, chúng tôi được biết:

“Khó khăn, rào cản lớn nhất đối với hiệu trưởng các trường mầm non trong việc chỉ đạo phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, dạy trẻ. Trẻ mẫu giáo cần được trang bị kiến thức,hành trang để chuẩn bị vào lớp một, song phụ huynh dường như không quan tâm đến điều này. Hiện tượng trẻ bỏ lớp vẫn xảy ra. Nhà trường, giáo viên thường xuyên phải đến nhà để động viên phụ huynh cho con đến lớp song không phải phụ huynh nào cũng nhận thức được vấn đề để phối hợp. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ chưa cần học chữ, trẻ chỉ cần được ăn no cái bụng là được”.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy vai trò của cán bộ quản lý trong công tác tuyên truyền, vận động và chỉ đạo giáo viên phối hợp thực hiện công tác này thực sự quan trọng. Do đó, để công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đạt mục tiêu, cần quan tâm đến khâu bồi năng lực và kỹ năng quản lý công tác PTNT cho CBQL nhà trường. Đặc biệt giúp người CBQL trường mầm non nhận thấy vai trò chỉ đạo của bản thân trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho phụ huynh, giáo viên trong phối kết hợp PTNT cho trẻ MG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)