Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 52 - 56)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Khảo sát hình thức tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt Hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo Ý kiến đánh giá (n= 186) Rất thường xuyên

Đôi khi Không

bao giờ TĐ ĐTB

(X )

SL % SL % SL %

1

Tổ chức PTNT cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động có chủ đích

178 95.69 8 4.3 0 0 550 2.95

2 Tổ chức PTNTNN cho trẻ

mẫu giáo thông qua trò chơi 123 66.12 65 34.94 0 0 499 2.68

3

Tổ chức PTNT cho trẻ mẫu giáo thông qua dạo chơi ngoài trời

109 58.6 67 36.02 10 5.37 471 2.53

Tổng 2.72

Kết quả bảng 2.5 cho thấy: Đánh giá chung của CBQL và GV về hình thức tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạt mức cao về mức độ thực hiện (ĐTB: 2.72). Tất cả các hình thức biểu hiện đều đạt mức rất thường xuyên với điểm trung bình dao động từ 2.53 đến 2.95. Tuy nhiên, xem xét hiệu quả thực hiện của các hình thức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có thể thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Cụ thể: Trong ba hình thức phát triển triển nhận thức cho trẻ, hình thức được đánh giá ở mức thấp nhất là Tổ chức thông qua dạo chơi ngoài trời (ĐTB: 2.53; chỉ có 58.6% ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên), tiếp đến là Tổ chức theo thông qua trò chơi, mặc dù đối với trẻ hoạt động vui chơi là chủ đạo, song không phải hoạt động phát triển nhận thức nào cũng tổ chức theo hình thức trò chơi đạt hiệu quả cao (ĐTB: 2.34), hình thức được đánh giá cao nhất về hiệu quả thực hiện là: Tổ chức thông qua hoạt động có chủ đích (ĐTB: 2.51; 95.69% số ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên).

Trên thực tế với hình thức Tổ chức thông qua hoạt động có chủ đích (ĐTB: 2.51). Đây là hình thức học nhóm đối với trẻ là một trong những cách học mang lại hiệu quả cao nhất bởi khi học nhóm trẻ sẽ không còn nhút nhát và luôn biết cách cùng bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo giao phó, với hình thức học nhóm tạo cho trẻ được thoải mái, tự do khám phá, tự mình nêu lên các ý tưởng để cùng các bạn thảo luận và tìm ra kết quả tốt nhất cho nhóm của mình. Do đó, ở hình thức này hiệu quả hoạt động trẻ thu được cao hơn so với các hình thức khác.

Trong khi đó, với hình thức Tổ chức thông qua dạo chơi ngoài trời (ĐTB; 2.15) hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên trong việc theo dõi, quan sát những tình huống, những cơ hội để có thể giúp trẻ nhận diện sự vật hiện tượng và từ đó phát triển nhận thức của bản thân. Do đó, hình thức này được đánh giá hiệu quả thấp hơn.

Biểu đồ 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các hình thức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

2.2.4. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để làm rõ thực trạng phương pháp PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1. Kết quả thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3. Thực trạng phương pháp PTNT cho trẻ MG

Kết quả biểu đồ 2.3 cho thấy: Các phương pháp đều được đánh giá cao về mức độ thực hiện. Trong đó phương pháp được giáo viên đánh giá cao nhất về mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện sử dụng ở mức thường xuyên nhất gồm: Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ được đánh giá cao cả về mức độ thưc hiện cũng như hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.61; HQTH:2.57);

Tiếp đến là phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi (MĐTH: 2.67; HQTH: 2.54); Xếp ở vị trí thứ ba Là phương pháp luyện tập (MĐTH:2.53; HQTH: 2.41).

Phương pháp được đánh giá ở mức trung bình về mức độ thực hiện và hiệu qủa thực hiện là Phương pháp dùng lớp nói (MĐTH: 2.37; HQTH: 2.1).

Nguyên nhân là do nhiều trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ đang học tại các điểm trường, khả năng nói và hiểu tiếng Việt không tốt. Giáo viên mầm non thường phải sử dụng tiếng dân dộc để giải thích cho các trẻ. Song một bộ phận giáo viên năng lực giao tiếp bằng tiếng dân tộc còn hạn chế, đặc biệt là tiếng Nùng. Do đó, với hình thức dùng lời nói, hiệu quả lĩnh hội được đánh giá thấp hơn các hình thức khác.

Có thể thấy rằng, các phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đều được các nhà trường áp dụng một cách thường xuyên. Tuy nhiên, do đặc thù của lứa tuổi cũng như tính chất của từng phương pháp mà hiệu quả đạt được khác nhau. Lứa tuổi mẫu giáo với hoạt động chủ đạo là vui chơi, do đó những phương pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ vật, đồ chơi sẽ luôn khiến các bé hào ứng hơn phương pháp sử dụng lời nói.

Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ được các giáo viên mầm non sử dụng với mức độ rất thường xuyên và cũng được đánh giá cao về mức độ hiệu quả, Bởi lứa tuổi mầm non, các em sống bằng cảm xúc, thích nhẹ nhàng, do đó trong quá trình phát triển nhận thức cho trẻ, giáo viên thường vận dụng phối hợp các phương pháp này.

Luyện tập cũng là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện.

Qua trao đổi với cô giáo Lê Thị M, trường mầm non Hồ Thầu với câu hỏi:

Đồng chí nhận xét như thế nào về hiệu quả của phương pháp rèn luyện trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo? Chúng tôi được biết: “Đa số trẻ khi học theo cách rèn luyện thường xuyên sẽ nhớ bài hơn bởi đôi khi trẻ học xong lại quên. Do đó, khi trẻ được rèn luyện, cô giáo sẽ giúp trẻ được củng cố những kiến thức đã được học, dần dần giúp trẻ nhớ bài lâu hơn”.

Từ thực trạng trên, việc bồi dưỡng trình độ, kỹ năng dạy trẻ phát triển nhận thức và kỹ năng sử dụng các phương pháp PTNT cho trẻ MG cho CBQL, GV, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là một nhiệm vụ và giải pháp để triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác PTNT cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG trên địa bàn huyện nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)