Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 67)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.9. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻmẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt

Nội dung

chỉ đạo thực hiện PTNT cho trẻ MG

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

CBQL GV Chung CBQL GV Chung ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB

1

Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo

128 2.51 324 2.4 2.46 122 2.4 311 2.3 2.35

2

Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo

117 2.29 284 2.1 2.2 92 1.8 229 1.69 1.7

3 Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế

hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo 123 2.41 311 2.3 2.56 102 2.0 243 1.8 1.9 4 Theo dõi, giám sát hoạt động

PTNT cho trẻ mẫu giáo 127 2.49 338 2.5 2.5 117 2.3 297 2.2 2.25

5

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo

133 2.6 338 2.5 2.55 127 2.5 324 2.4 2.45

Qua số liệu khảo sát và thống kê bảng 2.9 cho thấy:

Đánh giá chung về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chỉ ở mức trung bình (ĐTB: 2.08), không có nội dung nào có điểm trung bình đánh giá thuộc mức cao và thấp. Trong đó Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo là nội dung được đánh giá ở mức cao về hiệu quả thực hiện (ĐTB: 2.45); Các nội dung còn lại có sự chệnh lệch không đáng kể.

So sánh giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo cho thấy: Hiệu quả thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở mức thấp hơn so với mức độ thực hiện; Đặc biệt nội dung có mức độ chênh lệch rõ rệt giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là: “Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo” (MĐTH: 2.2; HQTH: 1.7) và “Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo” (MĐTH: 2.3; HQTH: 1.9).

Nguyên nhân của thực trạng trên khi trao đổi với cô giáo Sùng T.M Hiệu trưởng trường mầm non Tả Sử Chóong và cô giáo Chử Thị M, giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của trường Tả Sử Chóong câu hỏi; “Đồng chí đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá các nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có khó khăn gì?”. Chúng tôi được biết việc xây dựng quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ được thực hiện khá thường xuyên, tuy nhiên hiệu quả không cao do cách đánh giá không phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo. Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ được xây dựng theo quy định chung của Phòng giáo dục, song khi áp dụng tiêu chuẩn này đối với trẻ mẫu giáo thuộc các trường mầm non của huyện Hoàng Su Phì lại gặp những vướng mắc nhất định. Cụ thể như ở một số điểm trường, trẻ em là con đồng bào Mông, Dao. Việc đưa được các bé đến trường đã là một khó khăn, do đó nếu áp dung đúng tiêu chí đánh giá theo quy định thì nhiều trẻ không đạt yêu cầu. Đây là một thực tế nhiều trường mầm non trong khu vực hiện đang gặp phải và chưa có cách giải quyết”.

Thực tiễn cho thấy, việc kiểm tra hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo vẫn được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch, được cán bộ quán lý quán triệt trong các

buổi họp, song đôi khi việc giám sát thực thi các hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập.

Việc bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia trực tiếp công tác này, đặc biệt là các kỹ năng đánh giá, kỹ năng xây dựng bộ công cụ, tiêu chí đánh giá kết quả là điều rất cần thiết đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tôi sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 1. Kết quả thu được kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trƣờng mầm non huyện

Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Stt Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG Ý kiến đánh giá Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng một phần Không ảnh hưởng ĐTB (X ) TB SL % SL % SL % Yếu tố chủ quan 2.68

1 Năng lực của giáo viên 105 56.45 51 27.4 30 16.12 447 2.4

2 Năng lực quản lý của hiệu

trưởng 180 96.77 6 3.22 0 0 552 2.96

Yếu tố khách quan 2.55

3

Đặc trưng văn hóa vùng miền, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương

103 56.28 75 40.32 8 4.3 473 2.54

4

Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

113 60.75 73 39.24 0 0 485 2.6

5 Cơ sở vật chất của nhà

trường 97 52.15 89 47.84 0 0 469 2.52

Kết quả bảng 2.10 cho thấy:

Đánh giá chung của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có mức ảnh hưởng cao (ĐTB: 2.61). Đi sâu tìm hiểu cụ thể từng yếu tố cho thấy có sự chênh lệch về mức độ ảnh hưởng đối với công tác quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG. Cụ thể:

Yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng mạnh nhất đối với quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là: "Năng lực quản lý của hiệu trưởng” (ĐTB: 2.96), tiếp đến là "Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” (ĐTB: 2.6).

Những yếu tố ảnh hưởng ở mức trung bình gồm: “Năng lực của giáo viên” (ĐTB: 2.4); “Đặc trưng văn hóa vùng miền, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương” (ĐBT:2.54) và “Cơ sở vật chất của nhà trường” (ĐTB: 2.52).

Như vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng, nhân tố nhà quản lý - Hiệu trưởng được xem là then chốt. Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động PTNT cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo tuổi nói riêng; Hiệu trưởng phải lấy trẻ làm trung tâm trong quản lý trường mầm non, coi sự phát triển về thể chất, nhận thức, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, nhân cách của trẻ là mục tiêu của tất cả các hoạt động quản lý nhà trường. Sự phát triển của trẻ là cái đích mà mọi năng lực lãnh đạo và quản lý trường mầm non phải đạt được thông qua các hoạt động quản lý nhà trường một cách tự chủ hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn. Bên cạnh những bí quyết như lấy trẻ làm trung tâm hay sáng tạo ra những hoạt động dạy học mới thì hiệu trưởng là người tiên phong trong việc giải quyết những khó khăn, người đi đầu trong các hoạt động, chủ trương, kế hoạch cũng là một cách để bạn đến gần với thành công hơn trong công việc quản lý của mình.

GV là người trực tiếp thực hiện các hoạt động PTNT cho trẻ, là người gần gũi với trẻ nhiều thời gian nhất, do đó mọi hành vi, cách dạy của giáo viên đều có tác động khuyến khích hay kìm hãm sự tích cực tập học tập của trẻ. Phụ huynh là lực lượng hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ ở nhà, do đó để việc quản lí hoạt động PTNT của trẻ đạt hiệu quả, rất cần đến yếu tố Nhận thức của phụ huynh, xã hội về hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo và Sự phối kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo.

Ngoài ra các yếu tố như: Cơ sở vật chất của nhà trường, Chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương là những điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo được tổ chức, triển khai và đạt hiệu quả. Đặc biệt nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển nhận thức cho trẻ là yếu tố quan trọng, giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc triển khai nội dung PTNT đã được xây dựng trong kế hoạch đầu năm. Khi phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của việc học, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phát triển nhận thức cho trẻ để hợp tác cùng công tác PTNT của nhà trường, theo dõi sự phát triển của trẻ đối chiếu với bộ chỉ số tiêu chuẩn một cách thường xuyên sẽ tránh được tình trạng trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển nhận thức và Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Qua phần khảo sát, điều tra thực trạng cũng như phân tích, mô tả thực trạng công tác PTNT cho trẻ MG và Quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

2.5.1. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

* Ưu điểm:

Nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp quản lý, CBQL cơ sở giáo dục và GV về công tác PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện bước đầu có những chuyển biến tích cực.

Đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp PTNT cho trẻ, phù hợp với đặc trưng lứa tuổi MG và phù hợp với thực tế của nhà trường cũng như địa phương, đặc biệt là các điểm trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết PTNT cho trẻ MG đã được triển khai tới mỗi giáo viên và phụ huynh trẻ. Có sự phân cấp, phân quyền và quy trách nhiệm cho từng lực lượng tham gia.

Tăng cường công tác tác tuyên truyền cho đội ngũ GV, đặc biệt là phụ huynh và cộng đồng dân cư hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.

Bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, xây dựng các tiết dạy mẫu có chất lượng để giáo viên học tập, tăng cường công tác kiểm tra dự giờ, đặc biệt là hình thức dạy học trải nghiệm.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giám sát chặt chẽ, có biện pháp mạnh đối với những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ.

Cán bộ, giáo viên đã có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó nghiên cứu văn bản để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình.

Nhìn chung, chất lượng công tác PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực trong những năm học gần đây.

* Hạn chế:

Số giáo viên còn thiếu theo quy định, giáo viên người địa phương ở các trường còn ít nên việc giao tiếp, dạy dỗ trẻ còn gặp nhiều khó khăn ở các điểm trường lẻ.

Chưa phát huy được phong trào tự bồi dưỡng, tự học trong đội ngũ nhà giáo (Một số ít CBQL còn có tâm lí ỷ lại, thiếu chủ động, chưa sáng tạo, ỷ lại trông chờ vào việc bồi dưỡng của cấp trên, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vấn đề của cơ sở).

Nguồn ngân sách của địa phương khó khăn, kinh phí dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức cho phù hợp với nội dung cần bồi dưỡng, việc đầu tư các nguồn lực dành cho phát triển giáo dục còn hạn hẹp.

Phụ huynh là người dân tộc thiểu số, nhận thức đối với vấn đề học tập của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là theo dõi các chỉ số phát triển của trẻ còn nhiều hạn chế chưa quan tâm tới sự phát triển nhận thức của trẻ. Điều này ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc khuyến khích trẻ học tập, phát triển nhận thức. Đồng thời gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Điều kiện kinh tế của địa phương, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác PTNT cho trẻ còn chưa đồng bộ.

Sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội còn chưa được thường xuyên, nhất là việc phối hợp gia đình với nhà trường trong việc theo dõi sự phát triển nhận thức của trẻ chưa được thực hiện thường xuyên.

Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí của một bộ phận phụ huynh, cộng đồng ở địa phương còn có hạn chế nhất định nên việc tham gia PTNT cho trẻ MG cũng còn không ít khó khăn, bất cập. Nhiều phụ huynh quan niệm việc phát triển nhận thức, học tập và theo dõi trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, cụ thể là các cô giáo trực tiếp phụ trách lớp.

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ CBQL, GV còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên; tâm lí an phận của một bộ phận giáo viên.

Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong PTNT cho trẻ còn chưa linh hoạt.

2.5.2. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

* Ưu điểm

Quá trình chỉ đạo và quản lý công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Do đó, đã huy động được đông đảo sự tham gia của CBQL, GV và các cấp chính quyền địa phương tham gia phối hợp thực hiện.

Việc quản lý thực hiện hoạt động PTNT được quan tâm và chỉ đạo cụ thể theo từng năm học, bám sát yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự chỉ đạo của các cấp quản lý.

Hàng năm BGH xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp sát thực tiễn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong việc thực hiện chuyên đề giáo dục PTNT cho trẻ mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non.

Ban giám hiệu nhà trường luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên để được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng các phòng chức năng, xây thêm phòng học đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)