Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 47 - 52)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm

mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá thực trạng công tác PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức đối với trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non

huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt Vai trò của hoạt động PTNT đối với trẻ MG Ý kiến đánh giá (n= 186) Rất quan trọng Ít quát trọng Không quan trọng ĐTB (X ) SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ hình thành các kỹ năng phát triển của bản thân như: kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận diện vấn đề, kỹ năng phán đoán, kỹ năng so sánh và phân loại. 162 87.09 24 12.9 0 0 534 2.87 2 Hình thành sự hiểu biết và nhận thức của trẻ về những vấn đề, sự vật, sự việc ở môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh.

157 84.4 25 13.44 4 2.15 525 2.82

3 Giúp trẻ hát triển toàn diện

về các kỹ năng của bản thân 107 57.52 68 36.55 11 5.9 468 2.51 4 Giúp trẻ hứng thú trong các

hoạt động nhận thức. 113 60.75 71 38.17 2 1.07 483 2.59

5

Giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, tạo cho trẻ cách học, cách suy nghĩ, tư duy.

136 73.11 52 27.95 0 0 462 2.48

Tổng chung 2.65

Bảng 2.3 cho thấy:

Các khách thể điều tra đánh giá chung về vai trò của hoạt động NT đối với trẻ MG ở mức cao (X =2.65). Xem xét ở từng nội dung cụ thể, mức điểm đánh giá có sự khác biệt với điểm trung bình dao động trong khoảng từ 2.48-2.87 song

tất cả các biểu hiện đều được đánh giá ở mức rất quan trọng. Trong đó, hai nội dung được đánh giá ở mức cao nhất về tầm quan trọng gồm: Giúp trẻ hình thành các kỹ năng phát triển của bản thân như: kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận diện vấn đề, kỹ năng phán đoán, kỹ năng so sánh và phân loại (87.09%; TB;1); Hình thành sự hiểu biết và nhận thức của trẻ về những vấn đề, sự vật, sự việc ở môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh (84.4% TB: 2).

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị M, giáo viên hiện đang trực tiếp dạy lớp 4-5 tuổi với câu hỏi: “Theo đồng chí, việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là:“Đa số giáo viên mầm non đã hoặc đang dạy các lớp mẫu giáo đều nhận thức rất rõ sự cần thiết của hoạt động phát triển nhận thưc đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động này giúp các bé phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, nhận diện về các đặc tính của sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng cho quá trình học tập sau này của trẻ.”

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định giáo viên mầm non đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức đối với trẻ mầm non. Đây là cơ sở quan trọng chi phối thái độ cũng sự tích cực, chủ động trong việc tự học nâng cao kỹ năng chuyên môn của giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non.

2.2.2. Thực trạng nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để khảo sát thực trạng các nội dung hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt

Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giá

Ý kiến đánh giá (n= 186) Rất thường xuyên Đôi khi Không thực hiện ĐTB (X ) SL % SL % SL % 1 Khám phá khoa học 2.85

Các bộ phận của cơ thể con

người 186 100 0 0 0 0 558 3

Đồ vật 180 96.77 6 3.22 0 0 552 2.96

Động vật và thực vật 157 84.4 29 15.59 0 0 529 2.84 Một số hiện tượng tự nhiên 106 56.98 86 46.23 0 0 490 2.63

2 Làm quen với một số khái

niệm sơ đẳng về toán 2.89

Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm 165 88.7 13 6.98 0 0 521 2.8 Xếp tương ứng 170 91.39 16 8.6 0 0 542 2.9 So sánh, sắp xếp theo qui tắc 159 85.48 27 14.51 0 0 531 2.85 Đo lường 163 87.63 25 13.44 0 0 539 2.89 Hình dạng 180 96.77 6 3.22 0 0 552 2.96

Định hướng trong không gian

và định hướng thời gian 176 94.6 10 5.37 0 0 548 2.94

3 Khám phá xã hội 2.85 Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng 168 90.3 18 9.67 0 0 534 2.87 Trường mầm non 173 93.01 15 8.06 0 0 549 2.95 Một số nghề phổ biến 131 70.4 49 26.34 6 3.22 497 2.67 Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội 170 91.39 16 8.6 0 0 542 2.91 Tổng chung 2.86

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Nội dung PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm nôn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được đánh giá cao về mức độ thực hiện thường xuyên (ĐTB: 2.86); Không có sự khác biệt lớn về mức độ thực hiện ở từng nội dung với điểm trung bình dao động từ 2.85 đến 2.89. Trong ba nội dung PTNT cho trẻ mẫu giao, việc thực hiện nội dung được đánh giá cao hơn là “Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán” (ĐTB: 2.89).

Có thể thấy rằng việc thực hiện các nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đã được các giáo viên và nhà trường quan tâm thực hiện một cách rất thường xuyên.

Để làm rõ hơn về hiệu quả thực hiện, chúng tôi thu được kết quả như sau:

2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 Khám phá khoa học

Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

Khám phá xã hội

2,69 2,31

2,45

Biểu đồ 2.1. Hiệu quả thực hiện nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Kết quả biểu đồ 2.1 cho thấy, có sự chênh lệch giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể: Nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán chỉ được đánh giá ở mức trung bình về hiệu quả thực hiện (ĐTB: 2.31).

Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi có cuộc trao đổi với cô giáo Lê Mai N với câu hỏi: “Theo đồng chí, việc triển khai các nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, nội dung nào được đánh giá hiệu quả thấp nhất? Vì sao?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán” là khó triển khai nhất, đặc biệt là nội dung đo dung tích các vật, về hình khối. Các con không hứng thú với hoạt động này, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng để cụ thể hóa ra bằng những đồ dùng trực quan sinh động, màu sắc hấp dẫn. Nguyên nhân có lẽ do một phần đặc điểm của trẻ vùng cao. Học sinh DTTS còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc. Giáo viên mầm non rất khó khăn trong việc truyền tải các kiến thức về toán cho trẻ hiểu.

Qua quan sát giờ học biểu tượng về toán của lớp 4-5 tuổi, Trường MN Bản Péo, chúng tôi nhận thấy: Lớp gồm 34 trẻ, hai cô giáo. Các con ngồi xếp vòng tròn, cô giáo dạy bài nhận biết các hình và dấu hiệu đặc trưng. Đồ dùng trực quan là các hình đủ màu sắc bằng chất liệu nhựa. Tuy nhiên, lúc đầu các con có chú ý, song chỉ khoảng 10 phút sau, sự mất tập trung xuất hiện. GV đưa ra các hình ra và hỏi các con về tên hình, nó như thế nào, đa số các con chỉ nói được về tên của hình do vốn tiếng Việt hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)