Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 40)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng

Kinh nghiệm quản lý của Hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG. Trong trường mầm non có nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, mỗi hoạt động lại có tính chất và yêu cầu riêng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết sắp xếp hợp lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động. Muốn tổ chức và điều hành các hoạt động đó không phải chỉ dựa vào trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn, người cán bộ quản lý phải biết huy động tất cả nguồn lực, đặc biệt là vốn kinh nghiệm quản lý, tổ chức, điều hành của họ.

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng thể hiện trước hết ở khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục cho nhà trường. Mỗi kế hoạch khi xây dựng cần tổ hợp các năng lực, kỹ năng khác nhau, các kỹ năng này không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hành động và bằng hành động. Hiệu quả của các kế hoạch khi triển khai, nó phụ thuộc vào năng lực của Hiệu trưởng. Hiện nay, nhiều Hiệu trưởng năng lực quản lý còn hạn chế như: Đa số hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý tài chính nhà trường. Một số Hiệu trưởng hạn chế về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn trong việc vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý kết quả giáo dục, kế hoạch dạy học của giáo viên.

1.5.2.2. Năng lực của giáo viên

Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non quyết định chất lượng của hoạt động giáo dục mầm non. Đối với học cấp học mầm non thì năng lực sư phạm của giáo viên được thể hiện rõ rệt ở việc thực hiện có hiệu quả hoạt động chăm

sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non. Tuy nhiên, bên cạnh những giáo viên có năng lực sư phạm tốt thì còn có bộ phận nhỏ giáo viên có những hạn chế nhất định về năng lực sư phạm, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nhận thức: Giáo viên khó khăn trong hiểu bản chất về phương pháp dạy học cũng như việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, do đó hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục này chưa cao.... Đặc biệt, đối với các trường mầm non thuộc các huyện vùng cao, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, ngoài việc hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, giáo viên mầm non còn phải hiểu cả những nét đặc trưng văn hóa vùng miền để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Vì vậy, để hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đạt được hiệu quả cao, công tác chăm lo, nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ giáo viên vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ở một số trường mầm non hiện nay, đặc biệt là các trường mầm non trên địa bàn các tỉnh miền núi, nhiều giáo viên chưa quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đặc biệt là phù hợp với đặc trưng tâm lý vùng miền của trẻ.

Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp "Lấy trẻ làm trung tâm”, nội dung chương trình chưa có sự gắn kết đồng bộ; Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa biết tạo môi trường cho trẻ tham quan khám phá mọi lúc mọi nơi.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là quá trình tập trung vào việc dạy cho trẻ mẫu giáo cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập hợp và tăng cường khả năng ngôn ngữ. Mục tiêu chính của sự phát triển nhận thức là tăng cường khả năng phát triển của não, qua đó giúp trẻ hiểu và ứng xử được trong thế giới xung quanh.

Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng XQ; Giúp trẻ có khả năng QS, SS, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Giúp trẻ có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau; Giúp trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu; Giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng XQ và 1 số khái niệm sơ đẳng về toán.

Nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm 3 phần: Khám phá khoa học, Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán, Khám phá xã hội.

Hình thức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm: Tổ chức trong hoạt động có chủ đích, tổ chức thông qua trò chơi, dạo chơi ngoài trời

Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm: Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi; Phương pháp dùng trò chơi; Phương pháp nêu tình huống có vấn đề; Phương pháp luyện tập; Phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ); Phương pháp dùng lời nói; Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non gồm: Lập kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo; Tổ chức triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo; Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo; Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm: Yếu tố khách quan (Đặc trưng văn hóa vùng miền, Chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương); Các yếu tố chủ quan (Bản thân trẻ, Môi trường giáo dục mầm non, Giáo viên, Năng lực của CBQL).

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON,

HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang

Năm học 2018 - 2019, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có 25 trường mầm non, với 5.939 trẻ, trong đó có 4.681 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Tổng số có 19 dân tộc trên địa bàn. Trong đó người dân tộc Nùng chiếm 38%, Dân tộc Dao 22%; H mông 13% còn lại các dân tộc khác. 100% các trường mầm non đều có điểm trường lẻ. Tổng số điểm trường lẻ 103 điểm. Trong đó có điểm xa nhất từ 8-11km (điểm Sơn Thành Thượng, Lao Sán, Sà Phìn Nậm Khòa, Nàng Mông; Khòa Hạ…

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên là 464 người. Trong đó: CBQL là 53 người. Trình độ giáo viên có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%.

Là một trong 7 huyện nghèo tỉnh miền núi, giáo dục mầm non huyện Hoàng Su Phì gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhận thức cho trẻ: 100% các trường mầm non trong huyện đều có điểm trường lẻ, (trong đó có những điểm trường có 7 điểm trường lẻ), điều kiện đi lại khó khăn; Cơ sở vật chất phục vụ công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế như thiếu đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ công tác phát triển nhận thức cho trẻ còn hạn chế; Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế; Năng lực của một bộ phận giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn hạn chế. Chính sách dành cho trẻ ở các trường mầm non còn nhiều bất cập; chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ chưa thực sự tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút giáo viên có tâm huyết với nghề, với sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 2.1. Mạng lƣới trƣờng MN, số trẻ mẫu giáo Mầm non, GV mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, năm học 2018 - 2019

stt Tên trƣờng Số lƣợng lớp Số HS toàn trƣờng Số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo Tổng số CBGV CBQL

1 Trường MN Vinh Quang 18 535 410 35 3

2 Trường MN Pố Lồ 13 285 219 23 2 3 Trường MN Thèn Chu Phìn 10 184 144 13 2 4 Trường MN Nậm Ty 8 200 164 16 2 5 Trường MN Chiến Phố 21 382 301 28 2 6 Trường MN Nậm Khòa 9 187 149 14 2 7 Trường MN Đản Ván 10 188 146 17 2

8 Trường MN Tân Tiến 16 336 279 27 2

9 Trường MN Tụ Nhân 17 317 257 30 3

10 Trường MN Bản Phùng 17 227 163 17 2

11 Trường MN Nàng Đôn 11 182 146 16 2

12 Trường MN Pờ Ly Ngài 8 148 114 15 2

13 Trường MN Thàng Tín 10 204 165 18 2

14 Trường MN Thông Nguyên 12 283 235 27 3

15 Trường MN Ngàm Đăng Vài 10 183 143 12 2

16 Trường MN Bản Máy 10 246 189 15 2

17 Trường MN Bản Nhùng 10 189 141 16 2

18 Trường MN Bản Péo 8 138 109 12 2

19 Trường MN Túng Sán 13 250 212 14 2

20 Trường MN Hồ Thầu 9 170 132 18 2

21 Trường MN Nam Sơn 15 271 208 17 2

22 Trường MN Bản Luốc 13 205 164 17 2

23 Trường MN Sán Sả Hồ 10 188 146 16 2

24 Trường MN Nậm Dịch 10 229 167 19 2

25 Trường MN Tả Sử Chóong 12 212 178 12 2

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cử cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong dịp hè. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tới các đơn vị trường thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non sau sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT: Tổ chức tấp huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản lý, giáo viên.

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất

Tình hình thực hiện việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học: Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND huyện có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp học tới các trường học, đảm bảo yêu cầu tối thiểu, trường lớp học đạt yêu cầu phục vụ cho việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 2.2. Tình hình cơ sở vật chất các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Cấp học Tổng phòng học Phân loại Phòng học chức năng Phòng công vụ Phòng nội trú Công trình nƣớc sạch Công trình vệ sinh Phòng kiên cố Phòng bán kiên cố Phòng tạm MN 300 119 135 46 12 35 0 25 25

Hiện nay các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có 119 phòng kiên cố, 135 phòng bán kiên cố và 46 phòng tạm (là nhà 3 cứng, không có phòng học tạm tranh tre, nứa, lá). Nhìn chung cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ phát triển nhận thức nói riêng, công tác giáo dục mầm non nói chung còn

thiếu thốn. Một số nhóm lớp mới mở chưa có đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo quy định, tỷ lệ trẻ nhà trẻ ăn bán trú còn thấp.

2.1.3. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo, quản lý công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện.

2.1.4 Nội dung khảo sát

Để phân tích và giải quyết các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã khảo sát các khách thể nghiên cứu về các nội dung sau:

- Thực trạng công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng quản lý PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý PTNT cho trẻ mẫu giáoở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

2.1.5. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,... Đối với phương pháp điều tra, chúng tôi sử dụng công thức tính % và công thức tính điểm trung bình để đánh giá thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyệnHoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cụ thể:

- Tính tỉ lệ % Tỷ lệ % =

Số lượng ý kiến (theo mức độ)

x 100 Số khách thể

- Tính điểm trung bình.

Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau:

Rất thường xuyên/ Ảnh hưởng nhiều/ Rất phù hợp/ Rất hiệu quả/ Rất cần thiết/ Rất khả thi: 1 điểm;

Đôi khi/ Ảnh hưởng ít/ Phù hợp một phần/ Ít hiệu quả/ Ít cần thiết/ Ít khả thi: 2 điểm

Không thực hiện/ Không ảnh hưởng/ Không phù hợp/ Không hiệu quả/ Không cần thiết/ Không khả thi: 3 điểm.

Vận dụng công thức (Max - Min)/n để tính khoảng phân biệt giữa các mức độ (3-1)/3 = 0,67. Như vậy:

+ Nếu 1,00 ≤X ≤ 1,67: Mức đánh giá thấp; + Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức đánh giá trung bình; + Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức đánh giá cao

2.2. Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá thực trạng công tác PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức đối với trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non

huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt Vai trò của hoạt động PTNT đối với trẻ MG Ý kiến đánh giá (n= 186) Rất quan trọng Ít quát trọng Không quan trọng ĐTB (X ) SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ hình thành các kỹ năng phát triển của bản thân như: kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận diện vấn đề, kỹ năng phán đoán, kỹ năng so sánh và phân loại. 162 87.09 24 12.9 0 0 534 2.87 2 Hình thành sự hiểu biết và nhận thức của trẻ về những vấn đề, sự vật, sự việc ở môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh.

157 84.4 25 13.44 4 2.15 525 2.82

3 Giúp trẻ hát triển toàn diện

về các kỹ năng của bản thân 107 57.52 68 36.55 11 5.9 468 2.51

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)