Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 75)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.5.2. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường

trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

* Ưu điểm

Quá trình chỉ đạo và quản lý công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Do đó, đã huy động được đông đảo sự tham gia của CBQL, GV và các cấp chính quyền địa phương tham gia phối hợp thực hiện.

Việc quản lý thực hiện hoạt động PTNT được quan tâm và chỉ đạo cụ thể theo từng năm học, bám sát yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự chỉ đạo của các cấp quản lý.

Hàng năm BGH xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp sát thực tiễn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong việc thực hiện chuyên đề giáo dục PTNT cho trẻ mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non.

Ban giám hiệu nhà trường luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên để được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng các phòng chức năng, xây thêm phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ.

Việc triển khai xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung được chỉ đạo kịp thời, phù hợp với yêu cầu giáo dục, sự quan tâm của gia đình và xã hội.

* Hạn chế và nguyên nhân.

Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạt mức trung bình, trong đó việc theo dõi, đánh giá cán bộ, giáo viên của hiệu trưởng có lúc chưa sâu sát dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hoặc học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn cho đội ngũ chưa được thực hiện kịp thời và thường xuyên và hiệu quả.

Một số biện pháp quản lí hoạt động PTNT đã đề ra nhưng chưa hoặc không thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan.

Việc kiểm soát, giám sát, kiểm tra - đánh giá hoạt động PTNT tại các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đôi khi chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa cao. Khâu phối hợp, kết nối với phụ huynh trong việc giám sát, thực hiện PTNT cho trẻ đôi khi chưa thực sự thường xuyên và còn hình thức.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục mầm non, công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã phân tích thực trạng công tác PTNT và quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:

Về công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, huy động được đông đảo lực lượng tham gia, thực hiện nhiều nội dung, đa dạng hóa nhiều hình thức PTNT cho trẻ MG. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng một cách đồng bộ cả về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Về công tác quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng có những bước khởi đầu, đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác quản lý cũng còn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động PTNT, quản lý việc chỉ đạo, triển khai công tác PTNT cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG nói riêng, phát huy vai trò của nhà quản lý, hiệu quả các mặt quản lý còn chưa đáp ứng được xu hướng ngày càng phát triển của giáo dục mầm non. Những hạn chế và bất cập này có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó phải kể các yếu tố chủ quan như: Năng lực quản lý của người Hiệu trưởng, năng lực của đội ngũ giáo viên, khả năng nhận thức của trẻ, sự phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài trường trong công tác PTNT cho trẻ MG. Những kết quả nghiên cứu chương 2 có độ tin cậy và là căn cứ, cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất các biện pháp của đề tài.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc này có tính xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Mọi hoạt động PTNT cho trẻ MG luôn hướng tới mục đích đã đề ra. Mục đích gần là những mục tiêu cụ thể mà người học cần đạt được trong thời gian ngắn, là phương tiện để đạt mục đích dài hạn. Mục đích xa thường là hướng tới cách làm, cách ứng phó, cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích cuối cùng của hoạt động PTNT cho trẻ MG là đạt được chỉ số về phát triển nhận thức theo đúng chuẩn của từng độ tuổi.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên. Khi xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ của nhà trường, điều kiện thực tiễn của địa phương, bởi mỗi nhà trường, địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt.

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, từ thực trạng hoạt động PTNT cho trẻ MG, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển giáo dục của

Đảng, Nhà nước, các chế định của ngành vào chương trình hoạt động của nhà trường gắn với bối cảnh thực tiễn địa phương.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ thể hiện ở chỗ các biện pháp PTNT cho trẻ MG ở trường mầm non khi đưa ra phải tác động đến tất cả các lực lượng tham gia, tác động vào tất cả các khâu, các yếu tố của hoạt động PTNT cho trẻ MG. Phải phát huy những mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non.

Việc đề xuất các biện pháp phải đồng bộ trong từng khâu của quy trình tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá. Sự đồng bộ từ nhận thức đến thái độ và hành vi giữa các thành viên tham gia vào hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non, đó là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, phụ huynh…

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong GD nói chung phải biết kế thừa các thành quả, kinh nghiệm trước, biết phát huy những yếu tố tích cực của các biện pháp truyền thống, đồng thời bổ sung thêm những biện pháp mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn phù hợp với xu thế, điều kiện và hoàn cảnh mới. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG cần phải đảm bảo tính kế thừa các biện pháp truyền thống mà trước đây đã có và đã thực hiện.

Việc kế thừa thực hiện theo cách: hoặc kế thừa toàn bộ các biện pháp, hoặc kế thừa những điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và tạo ra một hệ thống các biện pháp hoàn toàn mới mà không dựa trên thực tiễn. Kế thừa chính là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) với hiện tại (cái đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý). Các biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG mang tính kế thừa sẽ đem lại ý nghĩa:

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn về quản lý phải thấy được những ưu

điểm vượt trội của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng là biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Khi đó nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động PTNT ở các trường mầm non đặt ra.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một biện pháp đề xuất có tính khả thi tức là biện pháp quản lý đó phải có khả năng thực hiện trên thực tế, có khả năng tác động vào hoạt động của hệ thống chứ không chỉ dừng lại trên cơ sở lý thuyết. Việc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp quản lý là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình quản lý.

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu không, tất cả các biện pháp tổ chức hoạt động PTNT đề xuất sẽ không thể thực hiện được và các biện pháp đó không có giá trị, ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của các trường mầm non, phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non.

Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự đồng thuận của giáo viên, cán bộ quản lý, sự phối hợp của phụ huynh trong hoạt động PTNT cho trẻ MG cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khả thi của hoạt động.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo

Trong quản lý nói chung và QLGD nói riêng có nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý, chính

vì vậy các biện pháp quản lý không thể bất di, bất dịch, không thay đổi, ngược lại các biện pháp ấy phải thực hiện một cách mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bản thân quá trình PTNT cho trẻ là một dạng lao động đặc thù của giáo dục mầm non, do đó chúng có tính linh hoạt và cơ hữu. Trong quá trình PTNT cho trẻ mầm non, có thể có những tình huống phát sinh nên các biện pháp quản lý cần có sự mềm dẻo để ứng phó kịp thời những thay đổi, diễn biến của tình hình thực tế.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang giáo ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

* Mục tiêu của biện pháp:

- Giúp CBQL, giáo viên và phụ huynh hiểu đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non; đặc biệt phổ biến rộng rãi đến phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động PTNT cho trẻ MG; Giúp phụ huynh hiểu được sự cần thiết của việc phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong thực hiện các hoạt động PTNT cho trẻ mầm non nói chung và trẻ MG nói riêng.

Hiệu trưởng cần tạo ra động lực để mọi người cùng nhau tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức PTNT cho trẻ MG, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đạt được chỉ số PTNT cho trẻ MG theo quy định.

Nhằm xóa bỏ rào cản đã thấm sâu vào tiềm thức của đội ngũ CBQL và giáo viên đó là thói quen cũ, ngại thay đổi, phong cách làm việc theo lối mòn, ít sáng tạo và chủ yếu dựa vào những cái có sẵn. Giúp giáo viên nhận thức được

việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng, ý thức trách nhiệm trong chăm sóc, giáo dục trẻ là việc làm thường xuyên. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với năng lực, phẩm chất và trình độ của mỗi giáo viên tại các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

* Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của hoạt động PTNT cho trẻ MG.

Trước hết, cần phải nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của hoạt động PTNT cho trẻ MG chính là mối liên hệ giữa hoạt động PTNT của GV với chất lượng giáo dục của các trường mầm non. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường cần phải làm cho GV hiểu rõ được thực trạng hoạt động PTNT của nhà trường cũng như những yêu cầu đối với quá trình đổi mới giáo dục mầm non để từ đó bản thân mỗi giáo viên tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra, hiệu trưởng cần tuyên truyền đến phụ huynh phối hợp cùng nhà trường trong việc phát triển nhận thức cho trẻ; đồng thời theo dõi, phát hiện những thay đổi trong hoạt động nhận thức của trẻ để cùng giáo viên tìm ra biện pháp khắc phục và hỗ trợ trẻ tốt nhất.

- Trang bị các kiến thức cốt lõi, cung cấp thông tin về tiêu chuẩn phát triển nhận thức của trẻ MG cho giáo viên và phụ huynh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên và phụ huynh cùng phối hợp để PTNT cho trẻ MG một cách tốt nhất.

Lãnh đạo nhà trường cần phải giúp đội ngũ GV, phụ huynh nhận biết được những tiêu chí, tiêu chuẩn về sự phát triển nhận thức của trẻ MG, nhận diện được những dấu hiệu của trẻ có khó khăn về học tập, hoạt động… để có những cách thức, biện pháp khắc phục.

Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên mầm non nhằm thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày

15/05/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo: “Tập trung nguồn lực bồi dưỡng tập huấn đội ngũ, nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ; Nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt giáo viên tại các nhóm trẻ tư thục; Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghề nghiệp, Bồi dưỡng theo các mô-đun ưu tiên. Khuyến khích giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)