Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói tiếng dân tộc cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 85 - 90)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.2. Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói tiếng dân tộc cho

tộc cho giáo viên mầm non, đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, tạo tiền đề để các em bước vào lớp một

* Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV mầm non, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại các điểm trường tham gia hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo được bồi dưỡng, nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng dân tộc, đồng thời tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Việt cho trẻ.

* Nội dung của biện pháp

- Rà soát, đánh giá tổng thể trình độ kiến thức, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc của từng giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại các điểm trường, dạy các lớp ghép của khối mẫu giáo ở các trường mầm non.

- Đánh giá tổng thể trình độ kiến thức, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ đang học tại các điểm trường, trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non.

-Tổ chức triển khai đề án Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”

theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đến từng giáo viên nhằm tăng cường vai trò của giáo viên đối với hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

- Chỉ đạo, phân công GV thực hiện lập kế hoạch bồi dưỡng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

- Tăng cường vai trò của từng thành viên tổ trưởng chuyên môn và từng thành viên trong tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV và đánh giá công tác tăng cường tiếng Việt của giáo viên để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc khi thực hiện.

- Tham mưu để được đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị học liệu; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề án, huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng trường, lớp, trang thiết bị, tài liệu, học liệu về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Hiệu trưởng khảo sát, phân loại khả năng, kỹ năng giao tiếp tiếng dân tộc của giáo viên mầm non; Khảo sát, đánh giá năng lực tiếng Việt của trẻ mẫu giáo; Đánh giá tổng quan thực trạng khảo sát làm cơ sở để đề xuất, bồi dưỡng và bố trí phân công cán bộ quản lý và giáo viên trong công việc triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

Xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt và dạy trẻ lồng ghép vào các hoạt động giáo dục tại trường phù hợp với đặc điểm của trẻ, điều kiện của trường và địa phương.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

-Tổ chức triển khai đề án Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”

theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đến từng giáo viên nhằm tăng cường vai trò của giáo viên đối với hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non. Chỉ đạo, phân công GV thực hiện lập kế hoạch bồi dưỡng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

- Tăng cường vai trò của từng thành viên tổ trưởng chuyên môn và từng thành viên trong tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo.

- Đổi mới hình thức bồi dưỡng: Ngoài các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, hội thi, tham quan học tập,…Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thông qua mô hình “sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” theo hình thức liên tổ, cụm trường, liên huyện…. Khuyến khích đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh, tích cực nghiên cứu, áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Xây dựng các câu lạc bộ “Giáo viên người dân tộc thiểu số”, thiết kế các góc hoạt động “Góc tiếng Việt” “Góc địa phương”…, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội, hội thi “Bé với văn hóa dân tộc”,” Kể truyện, đọc thơ”, tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi giao lưu với học sinh tiểu học tham gia ngày hội nói tiếng Việt, phối kết hợp để tăng cường tiếng Việt, qua đó nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác giáo dục học sinh nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên được lựa chọn có trọng tâm theo từng năm học. Ngoài những nội dung bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, chủ động xây dựng bổ sung những nội dung phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền của từng địa phương, đơn vị. Kết hợp lồng ghép với các lớp tập huấn mô đun nâng cao về “giáo dục phát triển ngôn ngữ” nhằm giúp giáo viên có hiểu biết đầy đủ hơn về phương pháp dạy học trong giáo dục phát triển ngôn ngữ và tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

- Khuyến khích đội ngũ giáo viên dạy tại các vùng dân tộc thiểu số chủ động tự học tiếng mẹ đẻ của học sinh có thể thông qua chính học sinh, phụ

huynh, đồng nghiệp hoặc qua cộng đồng,…. Khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương để tăng cường hiểu biết về văn hóa, đặc điểm của học sinh.

- Tổ chức dạy tiếng dân dân tộc thông qua công tác xã hội hóa giáo dục: Huy động cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức hội, đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ, Bộ đội biên phòng tại địa phương tham gia hỗ trợ dạy tiếng dân tộc cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha mẹ và học sinh người dân tộc thiểu số, gắn với hoạt động xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người lớn và xây dựng xã hội học tập.

- Khuyến khích đưa nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc của giáo viên là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên và cán bộ quan lý tại cơ sở giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số. Phát động phong trào sưu tầm tài liệu văn hóa địa phương; Sưu tầm, sáng tác các tác phẩm văn học dân gian (truyện, thơ, câu đố, bài hát,…) của người dân tộc địa phương để làm học liệu cho học sinh. Thực hiện tốt các chính sách và kịp thời biểu dương, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên công tác tại vùng dân tộc thiểu số.

- Tham mưu để được đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị học liệu; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề án, huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng trường, lớp, trang thiết bị, tài liệu, học liệu về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá

- Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát và đánh giá sự tiến bộ cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng tiếng dân tộc; kỹ năng tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo và đánh giá công tác tăng cường tiếng Việt của giáo viên để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc khi thực hiện.

động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho bản thân và tăng cường tiếng dân tộc cho trẻ mẫu giáo tại trường.

-Tổng kết, rà soát các chuyên đề, các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho cán bộ QLGD, GV trong việc nâng cao trình độ tiếng dân tộc; kỹ năng tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ MG, từ đó định hướng xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng Giáo dục và Đào tạo phải quan tâm sát sao đến công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non; kĩ năng tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo đang theo học tại các điểm trường. Phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung trong Kế hoạch số 326/KH-UBND ngày 26/12/2016 “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Ban giám hiệu các trường MN, đặc biệt là Hiệu trưởng cần sát sao trong mọi hoạt động, Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm để phối hợp các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non và hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non. Xây dựng kế hoạch, triển khai tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đến 100% CBQL, GV thực hiện TCTV cho trẻ em mầm non vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để TCTV phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS với Chương trình GDMN, với bối cảnh của địa phương, đặc biệt đối với những giáo viên dạy lớp ghép nhiều dân tộc và nhiều độ tuổi, giáo viên dạy lớp có nhiều trẻ em DTTS. Triển khai thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ từ 3-5 tuổi dân tộc thiểu số theo tài liệu của địa phương. Tùy từng đối tượng, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục tập nói tiếng Việt.

- Các GV phụ trách khối MG, phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác phải có ý thức nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non; phối hợp với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu thực hiện tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)