Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, các điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 90 - 91)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, các điều kiện

kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo trang thiết bị, phòng học, phương tiện phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non.

* Nội dung thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, đề xuất hoặc tự chủ mua các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác PTNT cho trẻ MG.

- Nhà trường đề xuất xây dựng phòng học tập cho trẻ với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ, đồ dùng trực quan phục vụ công tác phát triển nhận thức cho trẻ.

- Hiệu trưởng yêu cầu các tổ, cá nhân có trách nhiệm lập kế hoạch bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo tháng, quý, theo năm và đưa vào quy chế hoạt động của nhà trường. Thành lập tổ quản lý các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác PTNT ở nhà trường.

- BGH trực tiếp giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của từng loại phương tiện, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động PTNT cho trẻ MG, từ đó có kế hoạch thay thế hoặc bổ sung nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

- Ban Giám hiệu và nhà trường tiến hành khảo sát và đề xuất xây dựng với các cấp chính quyền phòng học dành cho trẻ mẫu giáo. Nhà trường mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG theo nội dung PTNT của từng khối lớp theo độ tuổi.

- Các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng.

- Hiệu trưởng yêu cầu GV tham gia công tác phát triển NT nghiên cứu, thực hành sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị đã mua sắm, hoặc đã được cấp.

- Hiệu trưởng đánh giá các thiết bị phục vụ hoạt động PTNT theo tiêu chí đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ, thân thiện, thẩm mỹ và hiệu quả khi sử dụng.

- GV trực tiếp tham gia hoạt động PTNT đánh giá hiệu quả của mỗi loại trang thiết bị từ đó kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Nhà trường có thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như kêu gọi xã hội hóa từ các cơ quan chủ quản, các tổ chức, cá nhân; từ nguồn kinh phí tự chủ của nhà trường; từ các nguồn xã hội hóa; từ đóng góp của phụ huynh và các GV trong nhà trường.

- Có tổ, nhóm quản lý, bảo quản các trang thiết bị của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)