Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 93 - 95)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.5. Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực

thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo theo khoa học

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc phát triển nhận thức cho trẻ; tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

giáo; thống nhất một số biện pháp chăm sóc và giáo dục, hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục con ở nhà.

* Nội dung của biện pháp

Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục.

Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ công tác PTNT cho trẻ MG.

Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ điểm).

* Cách thức thực hiện

Tổ chức họp cha mẹ trẻ ở các lớp, cho họ biết được thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập của trẻ ở nhà trường. Tuyên truyền cho phụ huynh thấy cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới; tổ chức cho họ quan sát một số cơ sở giáo dục mầm non có trang thiết bị tốt hơn và kêu gọi sự ủng hộ.

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thực tế sự phát triển nhận thức của trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc giúp cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên.

Luôn lắng nghe chia sẻ, tâm tư nguyện vọng, cũng như sự đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh. Trao đổi, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, luôn phải lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh từ đó các bậc phụ huynh hiểu và thông cảm, đóng góp rất nhiều cho nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học và

luôn có sự phối kết hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện tốt biện pháp này, khi sử dụng các nguồn tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng chế độ chính sách và tiết kiệm. Hồ sơ, sổ sách thu, chi đầy đủ rõ ràng, đúng quy định chung.

- Nhà trường phải tạo được sự tin tưởng của phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ, cán bộ quản lý lắng nghe ý kiến của giáo viên, phụ huynh; tạo mọi điều kiện để phụ huynh tham gia vào các hoạt động PTNT cho trẻ của nhà trường. Tạo điều kiện để phụ huynh in tưởng nhà trường và chủ động phối hợp trong việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo bởi phụ huynh của trẻ ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đa số là người dân tộc thiểu số. Những năm gần đây phụ huynh đã có những quan tâm nhất định đến việc học tập của trẻ; bước đầu đã chủ động hơn khi phối hợp với nhà trường trong việc đưa trẻ đến trường; trao đổi và theo dõi sự phát triển của trẻ để phản hồi với giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)