8. Cấu trúc nội dung luận văn
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo
giáo ở trường mầm non
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.
Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao. Công tác lập kế hoạch cần có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định.
Bản kế hoạch phải hiển thị những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơn bản về toán và khám phá xã hội. Đồng thời hiệu trưởng cần xác định cách thức thực hiện sao cho hiệu quả, thời gian thực hiện, người thực hiện và những kết quả dự kiến đạt được. Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ xác lập mục tiêu chung trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Cụ thể:
Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3-6 tuổi.
Dự kiến nguồn lực phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG.
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG.