Chỉ đạo phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.4. Chỉ đạo phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

* Mục tiêu biện pháp:

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động PTNT của giáo viên phụ trách khối MG, nhằm đưa ra những hoạt động phù hợp để phát huy những mặt tích cực, đồng thời phát hiện các sai lệch, thiếu sót để uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục kịp thời giúp hoạt động đạt tới mục tiêu.

- Giúp giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm với công tác chuyên môn của mình để nâng cao hiệu quả công tác PTNT cho trẻ MG. Đặc biệt giúp giáo viên phối hợp nhiều phương pháp đánh giá để có kết quả đúng nhât về sự phát triển nhạn thưc của trẻ mẫu giáo.

- Giúp cán bộ quản lý nắm được thực trạng chất lượng hoạt động PTNT cho trẻ MG để xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển hoạt động đồng thời có cơ chế chính sách hợp lý trong công tác quản lý.

* Nội dung của biện pháp:

- Hàng năm, Phòng GD huyện xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động PTNT của từng trường gắn với kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG theo từng độ tuổi.

- Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG cần đối chiếu với bộ chỉ số PTNT quy định theo từng độ tuổi. Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp. Đặc biệt phải phối hợp với các phương phhaps khác như: quan sát hoạt động của trẻ; mức độ tha, gia vào các hoạt động nhận thức của trẻ để có sự đánh giá chính xác.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

- Đối với Phòng giáo dục:

+ Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động PTNT cho CBQL các trường mầm non để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cũng như kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.

+ Kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo về nội dung, phương pháp, CSVC, tinh thần trách nhiệm của giáo viên.

- Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non

+ Đánh giá hiệu quả công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo của nhà trường theo nguyên tắc: Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; Đánh giá sự phát triển của trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ; Đánh giá sự phát triển của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu

cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp; Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về hứng thú, cách thức và tốc độ học tập; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ; Kết quả đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, của nhóm, lớp không sử dụng để đánh giá thi đua, thành tích của giáo viên, của tập thể nhóm lớp, không xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ.

- Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động PTNT cho trẻ MG

+ Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả PTNT cho trẻ MG đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ chỉ số PTNT của trẻ mẫu giáo

+ Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham gia đánh giá về kết quả PTNT của trẻ, từ đó lên kế hoạch cho việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

* Điều kiện thực hiện:

- Phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng liên quan.

- Xây dựng công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.

- Thông báo kết quả kiểm tra đến từng cá nhân, đơn vị kịp thời.

- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)