Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 32)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.5. Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với

các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.

- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.

- Phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

- Phương pháp dùng lời nói

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.

- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.

1.4. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non giáo ở trường mầm non

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao. Công tác lập kế hoạch cần có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định.

Bản kế hoạch phải hiển thị những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơn bản về toán và khám phá xã hội. Đồng thời hiệu trưởng cần xác định cách thức thực hiện sao cho hiệu quả, thời gian thực hiện, người thực hiện và những kết quả dự kiến đạt được. Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ xác lập mục tiêu chung trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Cụ thể:

Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 3-6 tuổi.

Dự kiến nguồn lực phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTNT cho trẻ MG.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG.

1.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non giáo ở trường mầm non

Tổ chức là sự sắp xếp các yếu tố, phối hợp và liên kết các hoạt động để các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau góp phần đạt đến mục đích đề ra. Quá trình này thực hiện sau việc lập kế hoạch và đòi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường: nhân lực, vật lực, tài lực để hoàn thành mục tiêu của nhà trường.

Tổ chức là cụ thể kế hoạch thành những công việc cụ thể mà nhà trường cần phải thực hiện. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho các bộ phận triển khai đến từng giáo viên những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Hiệu trưởng là người nắm vững năng lực, thế mạnh của từng giáo viên để phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên. Đồng thời, hiệu trưởng phải định hướng, tư vấn cho đội ngũ giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, hiệu trưởng cũng phải huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, Hiệu trưởng cũng cần phải thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mầm non để có những chỉ đạo điều chỉnh hoạt động này một cách phù hợp.Việc tổ chức thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG của hiệu trưởng trường mầm non được thể hiện trong việc:

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTNT cho trẻ MG

Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG

Xây dựng nội dung, chương trình cụ thể cho hoạt động PTNT cho trẻ MG Phối hợp các lực lượng trong hoạt động PTNT cho trẻ MG

Thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG để có những điều chỉnh kịp thời.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trường mầm non

Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện những công việc phải làm trong các hoạt động phát triển MG đã được thể hiện trong bản kế hoạch. Thực chất đó là quá trình Hiệu trưởng điều hành và hướng dẫn việc triển khai hoạt động nhằm đạt mục tiêu của quản lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các nguồn lực. Chức năng chỉ đạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ PTNT cho trẻ MG đáp ứng mục tiêu của chương trình GDMN

Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp PTNT cho trẻ MG Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động PTNT cho trẻ MG

Chỉ đạo phổ biến kế hoạch một cách sâu rộng tới các chủ thể liên quan Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động PTNT cho trẻ MG.

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động PTNT cho trẻ MG

Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan trong hoạt động PTNT cho trẻ MG

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Trong quá trình tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, trong thực hiện

những công việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, khám phá xã hội để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo hoạt động PTNT cho trẻ MG đạt tới mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng trường mầm non cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch PTNT cho trẻ MG, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên. Đặc biệt, hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động phát triển nhận thức theo từng giai đoạn ( theo tháng, theo kì, theo năm). Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ MG thể hiện qua các công việc như:

Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động

Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTNT cho trẻ MG Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG

Theo dõi, giám sát hoạt động PTNT cho trẻ MG

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTNT cho trẻ MG.

Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp đánh giá như: Quan sát, trò chuyện, phương pháp sử dụng test, phương pháp - nghiên cứu sản phẩm của trẻ, phương pháp sử dụng bảng hỏi (dành cho cha mẹ trẻ)...

Mục đích của việc đánh giá là nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, thay đổi nội dung, phương pháp hoạt động PTNT cho trẻ MG để hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Các tiêu chí đánh giá được xác định, đó là:

+ Mục tiêu hoạt động: Mức độ phù hợp + Chuẩn bị cho hoạt động;

+ Nội dung của hoạt động: Tính chính xác, sự phù hợp của nội dung; + Phương pháp tổ chức hoạt động: Sự đa dạng, phong phú, tính linh hoạt, tính lôgic của các hoạt động, tính tích cực của trẻ khi thực hiện các nhiệm vụ, hiệu quả tổ chức hoạt động.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Đặc trưng văn hóa vùng miền, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương

Môi trường kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa vùng miền có ảnh hưởng lớn tới hoạt động PTNT cho trẻ MG cũng như công tác quản lý hoạt động này. Khi kinh tế xã hội phát triển thì sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng sẽ được quan tâm đầu tư phát triển hơn, các trường mầm non sẽ dễ dàng huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường phục vụ hoạt động PTNTN cho trẻ MG.

Môi trường xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống dân trí nâng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường CSVC cho các trường mầm non, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo. Các tổ chức, cá nhân có điều kiện hơn để đóng góp nguồn lực con người vật chất, tài chính cho GDMN nói chung và hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

Những nét đặc trưng văn hóa của từng vùng miền cũng góp phần chi phối hiệu quả của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể: Văn hóa cùng miền, văn hóa địa phương tác động không nhỏ đến nhận thức của giáo viên, phụ huynh trong công tác giáo dục, phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt ở các huyện miền núi, đa số là người dân tộc thiểu số, nhiều gia đình chưa thực sự coi trọng việc học của trẻ. Đây chính là rào cản không nhỏ đối với công tác quản lý giáo dục mầm non nói chung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

Bên cạnh đó các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề, cơ sở pháp lý cho nhà trường mầm non thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Khi Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non nói chung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu sẽ thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung, cũng như hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

Huy động nguồn lực chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.

1.5.1.2. Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Để góp phần nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, cần có sự phối hợp cùng tham gia của gia đình, nhà trường. Cụ thể:

Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là: Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ; Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Trong hệ thống giáo dục, mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ em; đồng thời thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chất lượng cho cấp học. Tuy nhiên, công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế; đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ còn thiếu thốn và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Trong thời điểm như hiện nay, phòng học, khu vui chơi giúp trẻ trải nghiệm, các phương tiện phục vụ hoạt động học tập của trẻ tùy thuộc vào quy

mô, điều kiện của từng trường. Đây là phần quan trọng, không thể không có ở mỗi đơn vị đào tạo, có thể ban đầu còn ít, còn thiếu nhưng lâu dần sẽ phải được bổ sung đáp ứng chất lượng đào tạo ngày một cao. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường mầm non diện tích nhỏ, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu, chưa có khu vui chơi dành riêng cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ...đặc biệt ở các trường mầm non thuộc vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng

Kinh nghiệm quản lý của Hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG. Trong trường mầm non có nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, mỗi hoạt động lại có tính chất và yêu cầu riêng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết sắp xếp hợp lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động. Muốn tổ chức và điều hành các hoạt động đó không phải chỉ dựa vào trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn, người cán bộ quản lý phải biết huy động tất cả nguồn lực, đặc biệt là vốn kinh nghiệm quản lý, tổ chức, điều hành của họ.

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng thể hiện trước hết ở khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục cho nhà trường. Mỗi kế hoạch khi xây dựng cần tổ hợp các năng lực, kỹ năng khác nhau, các kỹ năng này không phải tự nhiên mà có, nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)