8. Cấu trúc nội dung luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển nhận thức và Quản lý hoạt
mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Qua phần khảo sát, điều tra thực trạng cũng như phân tích, mô tả thực trạng công tác PTNT cho trẻ MG và Quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
2.5.1. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo
* Ưu điểm:
Nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp quản lý, CBQL cơ sở giáo dục và GV về công tác PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện bước đầu có những chuyển biến tích cực.
Đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp PTNT cho trẻ, phù hợp với đặc trưng lứa tuổi MG và phù hợp với thực tế của nhà trường cũng như địa phương, đặc biệt là các điểm trường.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết PTNT cho trẻ MG đã được triển khai tới mỗi giáo viên và phụ huynh trẻ. Có sự phân cấp, phân quyền và quy trách nhiệm cho từng lực lượng tham gia.
Tăng cường công tác tác tuyên truyền cho đội ngũ GV, đặc biệt là phụ huynh và cộng đồng dân cư hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.
Bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, xây dựng các tiết dạy mẫu có chất lượng để giáo viên học tập, tăng cường công tác kiểm tra dự giờ, đặc biệt là hình thức dạy học trải nghiệm.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giám sát chặt chẽ, có biện pháp mạnh đối với những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ.
Cán bộ, giáo viên đã có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó nghiên cứu văn bản để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
Nhìn chung, chất lượng công tác PTNT cho trẻ MG tại các trường mầm non trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực trong những năm học gần đây.
* Hạn chế:
Số giáo viên còn thiếu theo quy định, giáo viên người địa phương ở các trường còn ít nên việc giao tiếp, dạy dỗ trẻ còn gặp nhiều khó khăn ở các điểm trường lẻ.
Chưa phát huy được phong trào tự bồi dưỡng, tự học trong đội ngũ nhà giáo (Một số ít CBQL còn có tâm lí ỷ lại, thiếu chủ động, chưa sáng tạo, ỷ lại trông chờ vào việc bồi dưỡng của cấp trên, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vấn đề của cơ sở).
Nguồn ngân sách của địa phương khó khăn, kinh phí dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức cho phù hợp với nội dung cần bồi dưỡng, việc đầu tư các nguồn lực dành cho phát triển giáo dục còn hạn hẹp.
Phụ huynh là người dân tộc thiểu số, nhận thức đối với vấn đề học tập của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là theo dõi các chỉ số phát triển của trẻ còn nhiều hạn chế chưa quan tâm tới sự phát triển nhận thức của trẻ. Điều này ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc khuyến khích trẻ học tập, phát triển nhận thức. Đồng thời gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo.
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện kinh tế của địa phương, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác PTNT cho trẻ còn chưa đồng bộ.
Sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội còn chưa được thường xuyên, nhất là việc phối hợp gia đình với nhà trường trong việc theo dõi sự phát triển nhận thức của trẻ chưa được thực hiện thường xuyên.
Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí của một bộ phận phụ huynh, cộng đồng ở địa phương còn có hạn chế nhất định nên việc tham gia PTNT cho trẻ MG cũng còn không ít khó khăn, bất cập. Nhiều phụ huynh quan niệm việc phát triển nhận thức, học tập và theo dõi trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, cụ thể là các cô giáo trực tiếp phụ trách lớp.
- Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ CBQL, GV còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên; tâm lí an phận của một bộ phận giáo viên.
Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong PTNT cho trẻ còn chưa linh hoạt.