Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 97 - 124)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất của đề tài, chúng tôi đã lập phiếu điều tra và tiến hành khảo sát trên các khách thể nghiên cứu. Qua thu thập, xử lý số liệu, kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của các khách thể điều tra về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp PTNT cho trẻMG ở các trƣờng mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K cần thiết X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi K khả thi X Thứ bậc 1

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

47 23 0 2.33 2 50 30 0 2.62 2

2

Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói, viết tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non, đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, tạo tiền đề để các em bước vào lớp một

52 28 0 2.65 4 45 35 0 2.56 3

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

45 25 0 2.31 5 40 38 2 2.47 5

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

41 36 3 2.47 3 42 38 0 2.52 4

5

Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo theo khoa học

70 10 0 2.9 1 68 12 0 2.85 1

Nhận xét:

* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi:

Qua kết quả khảo sát bảng 3.1 cho thấy: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 05 biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức cao. Thể hiện điểm trung bình trong đánh giá mức độ cần thiết là: 2.53; mức độ khả thi là 2.6.

Trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận về công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được mô tả tại Chương 1 và Chương 2; Tại Chương 3, tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp sau:

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non, đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, tạo tiền đề để các em bước vào lớp một.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

- Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo theo khoa học

Các biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của giáo dục mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Tiến hành trưng cầu ý kiến của các CBQL và giáo viên các trường mầm non trong huyện về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất; Kết quả trưng cầu ý kiến đã khẳng định các giải pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Kết quả nghiên cứu lí luận, phân tích thực trạng Quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho phép đưa ra khái niệm: “Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là quá trình nhà quản lý (Hiệu trưởng) sử dụng phương pháp quản lý một cách khéo léo vào việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc phân công và phối hợp các lực lượng để thực hiện việc dạy cho trẻ mẫu giáo cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập có quan điểm riêng và tăng cường khả năng ngôn ngữ, qua đó giúp trẻ hiểu và ứng xử được trong thế giới xung quanh”.

1.2. Thực trạng PTNT cho trẻ mẫu giáo và quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn ở mức trung bình. Bên cạnh những cán bộ QLGD có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát thì vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý giáo dục năng lực quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên năng lực nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động PTNT cho trẻ MG chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non nên không kích thích được trẻ tham gia hoạt động PTNT một cách hiệu quả. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan như đã phân tích trong luận văn.

1.3. Luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, gồm:

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non, đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, tạo tiền đề để các em bước vào lớp một

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

- Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo theo khoa học

Các biện pháp chúng tôi đề xuất đã được khảo nghiệm và cho kết quả khả quan về tính cần thiết và tính khả thi. Để đạt hiệu quả mong muốn, khi thực hiện các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Kết quả quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG là sự vận dụng tổng hợp các biện pháp đã đề xuất trong từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể, và phụ thuộc vào khả năng, nghệ thuật của những người làm công tác quản lý và sự tích cực, chủ động của đội ngũ giáo viên, sự tham gia nhiệt tình của các bậc phụ huynh vào công tác PTNT cho trẻ MG cũng như sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể, các ban ngành trong và ngoài huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD- ĐT tỉnh Hà Giang

Tăng cường kinh phí thực hiện hoạt động PTNT cho trẻ MG, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

Tạo điều kiện, khuyến khích các trường mầm non tăng cường xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, PTNT cho trẻ.

Chỉ đạo phòng GD&ĐT tham mưu để được đầu tư xây dựng các trường mầm non theo hướng chuẩn quốc gia.

Quy hoạch chi tiết đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đảm bảo nhân lực thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường mầm non để phát hiện kịp thời những yếu kém và có biện pháp khắc phục.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục, tăng tính chủ động và trách nhiệm cho Phòng giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non để quản lý hiệu quả việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

2.2. Phòng GD&ĐT huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Tiếp tục tổ chức đổi mới các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề cho cán bộ quản lý, giáo viên để kịp thời nắm bắt những thay đổi của chương trình giáo dục mầm non cũng như yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ, Sở triển khai.

Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch bố trí kinh phí cho việc cải tạo, sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất cho một số trường mầm non khó khăn, đặc biệt là các điểm trường, các trường trong lộ trình trường chuẩn quốc gia.

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường, có ý kiến chỉ đạo để các trường thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non với sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Hiệu trưởng các trường mầm non cần tham gia tích cực vào các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý trường mầm non, quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, quản hoạt động PTNT cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG nói riêng.

Tạo điều kiện cho giáo viên khối mẫu giáo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ, quan tâm bồi dưỡng giáo viên các vấn đề về phương pháp, đánh giá, tổ chức các hoạt động tích hợp. Đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho giáo viên mầm non được tham gia bồi dưỡng tiếng dân tộc; Khích lệ

giáo viên bồi dưỡng tiếng Việt cho trẻ để việc triển khai dạy học phát triển nhận thức được thuận lợi và hiệu quả.

Đầu tư, trang thiết bị và đồ dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Chỉ đạo giáo viên đổi mới đánh giá trẻ theo đúng quan điểm của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

Tạo điều kiện giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên hiện đang phụ trách khối mẫu giáo tại các điểm trường trong huyện được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG với giáo viên các trường trọng điểm và trường bạn, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm về hình thức, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động PTNT cho trẻ MG, tạo tiền đề tốt cho trẻ trước khi bước vào năm cuối của cấp mầm non và chuẩn bị vào lớp 1.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu cho các cấp chính quyền đầu tư cho giáo dục mầm non, làm tốt công tác tuyên truyền về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non để thu hút sự quan tâm của các lực lượng giáo dục, có nhận thức đúng đắn về sự PTNT cho trẻ mầm non.

2.4. Đối với giáo viên mầm non

Cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với yêu cầu nghề nghiệp. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu của công viêc. Ý thực rõ được trách nhiệm của bản thân trong vai trò một cô giáo mầm non để thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ.

Thường xuyên liên lạc với phụ huynh, tăng cường sự phối hợp với phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác trong viêc phát triển NT cho trẻ mẫu giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Hoài An (1999), Biện pháp quản lý cơ sở MN Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2001), Tổng quan về tổ chức và quản lý, Tài liệu cấp cho lớp cao học - tổ chức và quản lý công tác VH-GD khoá 3.

3. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), Phát triển nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam dựa trên nhu cầu và chuẩn năng lực, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế, trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non, số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non, số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2009 ban hành kèm thông tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Thông tư ban hành giáo dục mầm non số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2017.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, NXB ĐHSP.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Dương (2012), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb CTQG, Hà Nội.

10.Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Thanh Hà (1991), Tổ chức cho trẻ vui chơi ở trường mẫu giáo, NXB TPHCM.

12.Harold Koontz Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, (Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu), Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội (1994).

13.Nguyễn Thị Thái Hằng (2016), Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

14.Nguyễn Thị Hồng (2014), Biện pháp quản lý hoạt động ngoài trường cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ ĐHSP Thái Nguyên. 15.Lê Thu Hương (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 97 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)