Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Để khảo sát về thực trạng tổ chức triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tôi sử dụng câu hỏi số 6, phụ lục 1 và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyệnhuyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Stt

Nội dung

tổ chức thực hiện PTNT cho trẻ mẫu giáo

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

CBQL (n=51) GV (n=135) Chung CBQL GV Chung ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB 1 Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTNT cho trẻ MG 127 2.5 338 2.5 2.5 123 2.4 338 2.5 2.45 2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GVMN trực tiếp tham gia công tác PTNT cho trẻ MG 117 2.3 297 2.2 2.25 107 2.1 270 2.0 2.05 3 Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG 112 2.2 297 2.2 2.2 102 2.0 229 1.7 1.85 4

Xây dựng nội dung, chương trình cụ thể cho hoạt động PTNT cho trẻ MG 127 2.5 324 2.4 2.45 117 2.3 311 2.3 2.3 5 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động PTNT cho trẻ MG 107 2.1 311 2.3 2.2 102 2.0 216 1.6 1.8 6

Thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG để có những điều chỉnh kịp thời.

133 2.6 324 2.4 2.5 117 2.3 311 2.3 2.3

Kết quả bảng 2.7 cho thấy:

Đánh giá chung về việc tổ chức hoạt động PTNT cho trẻ MG huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đạt mức trung bình cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (MĐTH: 2.35; HQTH: 2.12). Trong đó mức độ thực hiện có điểm trung bình cao hơn so với hiệu quả thực hiện. Xem xét từng nội dung đánh giá cho thấy có sự chênh lệch nhất định ở một số nội dung. Cụ thể:

Về mức độ thực hiện: Những nội dung được đánh giá ở mức cao về mức độ thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTNT cho trẻ MG (ĐTB: 2.5); Thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTNT cho trẻ MG để có những điều chỉnh kịp thời (ĐTB: 2.5); Xây dựng nội dung, chương trình cụ thể cho hoạt động PTNT cho trẻ MG (ĐTB: 2.45). Những nội dung còn lại được đánh giá trung bình về mức độ thực hiện.

Về hiệu quả thực hiện: Đa số các nội dung đều được đánh giá ở mức độ thấp hơn so với mức độ thực hiện. Duy nhất nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTNT cho trẻ MG” được đánh giá ở mức cao về hiệu quả thực hiện (ĐTB: 2.45); Các nội dung còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đặc biệt hai nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức thấp hơn về hiệu quả thực hiện là: Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch PTNT cho trẻ MG (ĐTB: 1.85); Phối hợp các lực lượng trong hoạt động PTNT cho trẻ MG (ĐTB: 1.8).

Kết quả trên cho thấy việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn có những hạn chế và bất cập. Sự hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các hoạt động PTNT cho trẻ, tác động tiêu cực đến sự hoạch định các mục tiêu, nội dung và kết quả cần đạt được. Việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG còn có sự thiếu chặt chẽ của CBQL, do đó không tạo ra được động lực thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng giáo dục, không huy động được nguồn lực tham gia một cách tích cực và hiệu quả.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, qua trao đổi với đồng chí Chừ Thị V, hiệu trưởng trường mầm non Bản Máy với câu hỏi: “Trong quá trình tổ chức thực hiện

kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, đồng chí nhận thấy nội dung nào đạt hiệu quả thấp nhất? Vì sao?”, chúng tôi được biết: Trên thực tế, các trường mầm non đều thực hiện theo đúng các hoạt động như bản kế hoạch đã xây dựng. Ở một số nội dung thuộc về bản thân CBQL việc tổ chức thực hiện cũng như hiệu quả thực hiện đều đảm bảo và đạt được những kết quả nhất định. Hạn chế lớn nhất trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong công tác giáo dục, phát triển nhận thức cho trẻ. Nguyên nhân do nhiều phụ huynh quan niệm, việc dạy học là của giáo viên và do giáo viên. Phụ huynh không tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, việc huy động nguồn lực trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo cũng có những hạn chế và khó khăn riêng. Bởi trẻ ở các trường mầm non trong huyện là người dân tộc thiểu số, đa số là người Nùng, Dao. Việc động viên đưa trẻ đến trường đã khó vì nhiều gia đình người dân tộc cho rằng trẻ không cần đi học. Hàng tháng giáo viên đều phải đến nhà đồng bào để trao đổi, tuyên truyền thay đổi nhận thức cho bà con. Do đó, để huy động bà con tham gia đóng góp là điều cần có thời gian.

Từ thực trạng trên có thể thấy, việc tăng cường quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân để từ đó khích lệ, huy động người dân cùng tham gia vào hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. Để làm được điều đó cần phải có thời gian, xây dựng lộ trình phù hợp. Đặc biệt, việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trực tiếp tham gia vào hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo là khâu then chốt.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)