Xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 143 - 147)

II. Thành phần cơ giớ

3.5.2.xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) 087,65 0,27 087,65 0,27

3.5.2.xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt

Căn cứ kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất, kết quả theo dõi các mô hình sử dụng đất nông nghiệp qua 4 năm cho thấy: để khai thác tốt tiềm năng đất tại Cửa Ba Lạt, đảm bảo phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản bền vững và đáp ứng mục tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

3.5.2.1. Giải pháp về kỹ thuật

- Duy trì khả năng cố định bùn, cát, phù sa và bồi tụ đất: cần tăng cường trồng và bảo vệ rừng ngập mặn nhằm hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều đồng thời giữ và bồi tụ đất. Tại những đầm nuôi đã chặt phá rừng trước đây trồng dặm phục hồi rừng (>50% - 75 % diện tích đầm), tại những khu vực đất mới bồi, ven các bờ sông, kênh cần trồng rừng mới. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có trong các đầm nuôi bằng cách duy trì lượng nước ở mức phù hợp với độ ngập của rễ cây rừng, cải thiện hệ thống cống để nước triều được lưu thông. Hoàn thiện hệ thống đê bao giữ đất tại vùng bãi bồi đã ổn định, đủ cao trình.

- Duy trì và bảo vệ đất và nước tại vùng bãi bồi: các loại hình sử dụng đất có nuôi trồng thủy sản cần cải tiến kỹ thuật làm đầm, kiểm soát số lần nạo vét đầm

132

nuôi và kỹ thuật nạo vét, vệ sinh đầm nhằm chỉ hút vừa đủ lượng thức ăn và chất cặn bã dư thừa trong quá trình nuôi, không ảnh hưởng đến mặt đất tự nhiên. Các đầm nuôi cần được chia thành các ô có diện tích từ 0,5-1ha có bờ bao thấp và cống liên thông với nhau nhằm kiểm soát chất lượng nước trong cùng hệ thống, cống cấp và thoát nước của cả đầm thiết kế hai tầng đảm bảo lấy được nước triều sạch và thoát nước thải hàng ngay. Trồng rừng giữ đất bao bên ngoài các đầm nuôi ngao (vây vạng) để tăng thêm lượng bùn, sét không được đổ thêm cát. Những đầm có cốt đất thấp chuyển sang trồng rừng.

- Xác lập chỉ tiêu kỹ thuật khi đắp bờ đầm nuôi, xây dựng cống cấp, thoát nước phù hợp; lựa chọn giống cây rừng ngập mặn có sinh khối lớn, chiều cao thích ứng với mực nước biển lúc triều cường như Bần, Đâng, Mắm; xác lập thời vụ và con giống thủy sản thích ứng với nhiệt độ tăng, đảm bảo thu hoạch được trước mùa mưa bão. Hoàn thiện hệ thống đê bao cho toàn vùng, nâng chiều cao bờ đê biển và bờ bao,cống cấp, thoát nước (hơn cũ 10 cm) phù hợp với mực nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2030 mức phát thải trung bình (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)

- Xây dựng hệ thống luân canh, xen canh phù hợp: để tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất tại khu vực bãi bồi các đầm chuyên nuôi tôm cần nuôi xen cua, cá vừa đảm bảo luôn có thu hoạch nhưng cũng làm giảm khả năng bị dịch bệnh do đa thành phần loài.

- Duy trì bảo vệ đất ở khu vực trong đê Ngự Hàn: tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, giữ mặt đất ẩm trong mùa khô: vùi, đốt rơm rạ trả lại kali cho đất, che phủ đất bằng rơm rạ hoặc tăng cường trồng cây vụ đông trên đất 2 vụ với các cây trồng có khả năng cải tạo đất tốt như cây họ đậu, cây phân xanh.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh cho vùng bãi bồi bao gồm: kênh mương cấp và thoát nước, hệ thống đầm xử lý nước và bùn thải trước khi hòa vào hệ thống chung. Đây là một giải pháp rất cấp thiết đảm bảo các đầm nuôi phát triển bền vững tránh được dịch bệnh nhất là vào mùa hè.

133

3.5.2.2. Giải pháp về quản lý đất đai

Giám sát chất lượng đất, nước, quy trình sản xuất và diện tích rừng ngập mặn tại khu vực bãi bồi ngoài đê: định kỳ quan trắc chất lượng nước, bùn đáy trong các đầm nuôi giữ ổn định các thông số theo dõi; giám sát về độ cao của bờ đầm nuôi khoảng 1,2m và của cống thoát nước trong đầm nuôi từ 0,7-0,8 m để đảm bảo nước được lưu thông.

Giám sát diện tích, cơ cấu sử dụng của các kiểu sử dụng đất theo từng khu vực 5 xã vùng đệm, khu vực khai thác tích cực, khu vực khai thác hạn chế và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cho từng xã trên cơ sở định hướng sử dụng đất bền vững đã đề xuất nhằm ổn định diện tích cho các kiểu sử dụng đất.

Giao đất để sử dụng lâu dài tại vùng bãi bồi, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ để quản lý mật độ rừng trong đất đã giao (các đầm nuôi) để bảo vệ được diện tích và chất lượng rừng. 100 % số hộ được hỏi mong muốn được giao đất ổn định lâu dài diện tích đầm tại vùng bãi bồi sẽ tập trung đầu tư cải tạo đầm nuôi, hệ thống cấp, thoát nước và trồng rừng, bảo vệ rừng theo thời gian được sử dụng.

3.5.2.3. Một số biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền

Ngoài hai nhóm giải pháp chính nêu trên, cần áp dụng một số biện pháp như:

Hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc giống lúa, phân bón cho các hộ nông dân ổn định diện tích trồng lúa hoặc tăng thêm vụ đông trên đất trồng lúa. Hơn 70 % số hộ được hỏi đồng ý giữ ổn định diện tích 2 vụ lúa đồng thời xem xét khả năng tăng vụ nếu được hỗ trợ của địa phương. Do nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rau màu hiệu quả kinh tế đều cao hơn trồng lúa nên rất cần sự hỗ trợ để đảm bảo giữ ổn định diện tích đất trồng lúa theo phương án đề xuất.

Hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng (phát triển đai rừng): Trên 75 % số chủ đầm được hỏi đồng ý việc tăng diện tích rừng trong các đầm nuôi, giảm diện tích ngao hoặc tăng cường mô hình rừng tôm cua cá kết hợp.. nhằm bảo vệ môi trường, tuy nhiên cũng đề nghị có sự hỗ trợ của địa phương. Do vậy để đảm bảo diện tích và trữ lượng rừng như phương án đề xuất, địa phương cũng cần có chính sách hỗ trợ như giảm hoặc chậm nộp tiền thuê đất, hỗ trợ cây, con giống, thuốc bảo

134

vệ, ưu tiên về cấp thoát nước hoặc giảm phí thủy lợi cho các chủ đầm giữ ổn định hoặc tăng diện tích rừng trong đầm.

Hỗ trợ các dự án đầu tư (giống, kỹ thuật, vốn, công chăm sóc) trồng rừng mới trên diện tích đất mới bồi hoặc trồng bù diện tích rừng đã bị chặt phá cho các tổ chức đang quản lý đất rừng như Trạm kiểm lâm, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ngoài ra còn cần có sự phối hợp quản lý của chính quyền địa phương trong việc giám sát diện tích rừng đã trồng.

Hỗ trợ nhằm đảm bảo nuôi trồng thủy sản bền vững: gần 95% số chủ đầm được hỏi đề xuất để duy trì năng suất nuôi mà vẫn giữ được chất lượng đất, nguồn nước cần địa phương hỗ trợ các chủ đầm trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi theo đúng quy hoạch, kỹ thuật chung của toàn vùng và riêng của từng đầm. Đảm bảo khi nước thải trong nội đồng thoát ra cũng trùng với thời điểm các đầm sau thu hoạch hoặc cũng đang tháo nước. Đồng thời hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát thị trường giống, thức ăn, thuốc trị bệnh để đảm bảo chất lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra là vấn đề tối quan trọng quyết định mô hình sản xuất có bền vững hay không.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn liền với sử dụng và cải tạo, bảo vệ đất.

Tuyên truyền nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: nhận biết giá trị của đai rừng chắn sóng, phòng hộ đê điều, giá trị đất ngập nước cần bảo tồn, bảo vệ. Để quản lý, sử dụng bền vững vùng bãi bồi thì phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền về phát triển bền vững cho cán bộ và nhân dân trong vùng, vì họ là những chủ thể trực tiếp quản lý và sử dụng tài nguyên trong đó có tài nguyên đất.

135

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 143 - 147)