Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 33 - 41)

1.3.2.1. Sử dụng đất cửa sông ven biển theo hướng bền vững trên thế giới

Nguyên tắc cao nhất trong sử dụng đất vùng cửa sông ven biển là duy trì các hệ sinh thái tự nhiên một cách tối đa, nhằm bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng của quần xã sinh vật, đồng thời phát triển hệ sinh thái nhân tạo theo hướng gần gũi với tự nhiên (Trịnh Văn Toàn, 2007).

Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển đó chính là con người với hệ thống những lợi ích và sự ràng buộc. Hệ sinh thái

22

vùng cửa sông là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất vì vậy con người đã tập trung khai thác hệ sinh thái này khá triệt để, rừng tự nhiên dần được thay thế bằng rừng trồng và đầm nuôi trồng thủy sản, mô hình này gần như ở tất cả các vùng cửa sông trên thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới (Valiela, 2006).

Bảng 1.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn trên thế giới

Khu vực Diện tích 2001 (km2) Diện tích đã mất đi so với năm 1960 (%) Tốc độ mất (km2/năm) Châu Á 77.169 36 628 Châu Phi 36.529 32 274 Châu Úc 10.287 14 231 Châu Mỹ 43.161 38 2.251 Toàn cầu 166.876 35 2.834

Nghiên cứu của Valiela (2006) cũng cho thấy trên toàn thế giới diện tích rừng ngập mặn đã mất đi khoảng 35%, thay vào đó là diện tích các đô thị, các đầm nuôi thủy sản được tăng lên, đây chính là sự mâu thuẫn khi giải bài toán phát triển bền vững cho vùng đất này giữa mục tiêu kinh tế, hiện đại hóa và mục tiêu bảo vệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất tại một số cửa sông trên thế giới được tổng hợp tại bảng 1.2 đã xác định được trong những năm cuối thế kỷ 20, diện tích đất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng và chiếm tới 38%; diện tích đất được ngọt hóa chiếm 6% so với diện tích rừng ngập mặn giới ( Valiela và cộng sự, 2011) .

Bảng 1.2. Một số loại hình sử dụng đất tại các cửa sông

Loại hình sử dụng đất Diện tích (1000 km2) Tỷ lệ % so với tổng diện tích RNM Nuôi tôm 14 38 Nuôi cá 4,9 14

Sử dụng vào mục đích lâm nghiệp

(rừng ngập mặn) 9,5 26

Cải tạo đất, ngọt hóa 1,9 5

Nông nghiệp (trồng trọt) 0,8 1

23

Các nghiên cứu khác ở châu Á cũng cho thấy việc khai thác đất lâm nghiệp chủ yếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên để đảm bảo môi trường và sự phát triển bền vững các quốc gia cũng chú trọng tới việc trồng mới rừng ngập mặn. Sự thay đổi các loại hình sử dụng đất tại cửa sông Pichavaram, Ấn Độ trong 30 năm qua (hình 1.1) cho thấy diện tích rừng trồng mới đảm bảo bù diện tích rừng mất đi do chuyển sang mục đích khác nhằm đảm bảo độ che phủ cũng như chắn sóng, chắn gió theo chức năng phòng hộ của rừng, đồng thời việc chuyển sang nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ thấp khoảng 20% diện tích rừng ngập mặn là đảm bảo phát triển bền vững do vừa có hiệu quả kinh tế, song chức năng phòng hộ của rừng vẫn được phát huy (Ramanathan, 2010).

Hình 1.1. Sự thay đổi các loại hình sử dụng đất trong 3 thập niên tại vùng cửa sông Pichavaram, Ấn Độ

Theo nhiều nghiên cứu, nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, nhưng ngắn hạn, và không bền vững. Việc nuôi tôm thâm canh khiến cho thay đổi hàng loạt các đặc tính sinh học của vùng, do việc sử dụng giống ngoại lai và loại bỏ các giống tôm bản địa. Trong khi đó, chất lượng nước trong các đầm nuôi tôm thường chứa hàm lượng cao các nguyên tố Nito và Photpho, cũng như nhiều các chất kháng sinh trong quá trình thâm canh tôm (Naylor,1998), các quốc gia đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới châu Á, xu hướng phá bỏ rừng ngập mặn chuyển sang nuôi tôm đã rất phát triển từ những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên sau vài chục năm việc sử dụng đất không hợp lý

24

đã không đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi cũng như gặp phải nhiều tổn hại về môi trường. Vì vậy những năm gần đây các quốc gia này đã quy hoạch lại diện tích đầm nuôi và rừng ngập mặn trong chiến lược phát triển vùng bờ, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, giảm diện tích đầm nuôi, tăng diện tích rừng ngập mặn với tỷ lệ 20/80 và xung quanh đầm nuôi đều có rừng bao bọc (hình 1.2).

Hình 1.2. Đầm nuôi tôm, tại cửa sông Borneo, Tây Malaysia, 2001

Tại các quốc gia châu Âu, việc khai thác sử dụng đất vùng cửa sông cũng được chú trọng, song chủ yếu là chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị, phần diện tích còn lại tập trung vào các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp theo định hướng của thị trường. Biến động sử dụng đất tại cửa sông Podi Volano (bảng 1.3) là một ví dụ.

Bảng 1.3. Biến động các loại hình sử dụng đất từ năm 1991 đến 2001 tại khu vực cửa sông Po di Volano, Italia

Năm 1991 2001 Dân số (người) 72 114 67 086 Nông nghiệp – trồng trọt (Diện tích, km2) Ngũ cốc 268,7 278,6 Trồng cỏ 23,3 27,0 Rau màu 53,5 35,7

Cây ăn quả 44,8 34,7

Khu công nghiệp (km2) 107,8 122,3

Các loại hình khác (km2) 45,4 35,4

25

Nhìn chung việc sử dụng đất ở vùng cửa sông, ven biển trên thế giới cho thấy việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều ở thế kỷ trước, những năm đầu thế kỷ 21 theo chiến lược phát triển bền vững các quốc gia đã tập trung hướng tới một số loại hình sử dụng đất bền vững là rừng (tự nhiên, rừng trồng) nhằm chắn sóng, chắn gió phòng hộ vùng ven biển và nội đồng; nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ diện tích vừa phải (20% so với rừng ngập mặn) nhằm đảm bảo cả mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3.2.2. Sử dụng đất cửa sông ven biển theo hướng bền vững ở Việt Nam

Diện tích đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam khoảng 2,8 triệu ha chỉ chiếm 8,5 % diện tích toàn quốc trong đó đất sản xuất nông, lâm, nghiệp khoảng 2,45 triệu ha chiếm một vị trí rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Bảng 1.4. Diện tích các loại hình sử dụng đất vùng cửa sông ven biển

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân theo vùng VBĐBSH VBMT VBMN

Chuyên lúa Lúa 2 vụ 469.917 19,26 50.061 116.971 302.885 Lúa 1 vụ 213.428 8,75 18.150 32.122 163.156 Lúa màu Lúa màu 117.998 4,84 11.877 27.608 78.513 Chuyên màu

& CCNNN

Chuyên màu &

CCNNN 149.931 6,14 3.643 116.328 29.960 Cây lâu năm Cây ăn quả 130.663 5,35 7.220 71.853 51.590 Cây lâu năm Cây ăn quả 130.663 5,35 7.220 71.853 51.590 Nuôi trồng

thủy sản

Lúa (rau câu)+ NTTS 279.455 11,45 11.194 12.668 255.593 NTTS quảng canh 77.195 3,16 17.057 14.928 45.210 NTTS bán công nghiệp 95.811 3,93 12.277 8.145 75.389 NTTS công nghiệp 46.234 1,89 4.490 4.060 37.684 Lâm nghiệp Rừng ngập mặn 84.925 3,48 10.688 35.692 38.545 Rừng phòng hộ chắn sóng, gió 735.243 30,13 101.642 558.738 74.863 Nông lâm ngư kết hợp Rừng ngập mặn – TS

hoặc cây hàng năm 39.414 1,62 5.344 15.565 18.505

26

Tổng hợp số liệu từ kết quả đánh giá đất các vùng ven biển Việt Nam tại bảng 1.4 cho thấy hiện tại vùng cửa sông ven biển Việt Nam có 12 kiểu sử dụng đất nông nghiệp thuộc 7 loại hình sử dụng đất (LUT) với diện tích tự nhiên là 2.440.214 ha trong đó vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ (VBĐBSH) có 253.463 ha, vùng cẳ sông ven biển Miền Trung (VBMT) có 1.014.678 ha và vùng cửa sông ven biển Miền Nam (VBMN) có 1.171.893 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Các kết quả nghiên cứu về đề xuất sử dụng đất bền vững vùng ven biển Bắc Trung Bộ của Trịnh Văn Toàn (2007) đã sơ bộ cung cấp tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của hệ thống sử dụng đất cửa sông ven biển Miền Trung. Các dự án nghiên cứu thử nghiệm về điều tra thoái hóa đất các vùng kinh tế xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009 -2012); về đánh giá tài nguyên đất sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) và nghiên cứu chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản tại vùng ven biển của Trịnh Văn Toàn (2005) đã thống nhất về bộ chỉ tiêu phân cấp đánh giá tính bền vững của hệ thống sử dụng đất các vùng nói chung và vùng ven biển Miền Nam nói riêng. Kết quả của các nghiên cứu đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất đã có tại các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam trong những năm gần đây của Viện Địa lý (2006) trong đó đi sâu về bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Việt Nam của Nguyễn Văn Cư (2006) đã xác định các tiêu chí và chỉ tiêu phân cấp đánh giá sử dụng đất bền vững vùng bãi bồi cửa sông ven biển Bắc Việt Nam. Tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất bền vững vùng cửa sông ven biển nước ta như sau:

(1) Bền vững về mặt kinh tế: Các tiêu chí sau đây được đưa vào đánh giá tính bền vững về hiệu quả kinh tế của các loại hình (mô hình) sử dụng đất: giá trị sản xuất, chi phí trực tiếp, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đầu tư.

(2) Bền vững về mặt xã hội: Các tiêu chí sau đây được đưa vào đánh giá tính bền vững về hiệu quả xã hội của các loại hình (mô hình) sử dụng đất: khả năng thu hút lao động (tính bằng số công lao động /ha/năm); phù hợp năng lực và được sự chấp nhận của nông hộ (đất đai, năng lực, vốn đầu tư, kỹ năng sản xuất và đáp ứng lương thực, thực phẩm, tiền mặt, nhu cầu khác); khả năng tiêu thụ sản phẩm (khẳng định có

27 thể phát triển sản xuất hàng hóa hay không).

(3) Bền vững về mặt môi trường: Các tiêu chí sau đây được đưa vào đánh giá tính bền vững về hiệu quả môi trường của các loại hình (mô hình) sử dụng đất: năng suất sinh học; duy trì bảo vệ đất và môi trường sinh thái; tăng độ phòng hộ của rừng; giảm thoái hoá đất đến mức chấp nhận được.

Cả 3 tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường phải đồng thời được đảm bảo thì loại hình sử dụng đất đó mới đảm bảo tính bền vững.

Như vậy, đánh giá sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển dựa trên 3 nhóm chính là kinh tế (4 chỉ tiêu ), xã hội (3 chỉ tiêu) và môi trường (4 chỉ tiêu), bằng phương pháp đánh giá cho điểm để so sánh giữa các chỉ tiêu, đã cho thấy tại vùng cửa sông ven biển nước ta có 4 loại hình sử dụng đất có tính bền vững bao gồm:

a, LUT chuyên nuôi trồng thủy sản

Loại hình này có ở vùng bồi tụ với tốc độ chậm, trầm tích tầng mặt chủ yếu là bùn pha cát hoặc cát pha bùn, thường được che chắn bởi các cồn nằm phía ngoài nên chịu tác động mạnh của sóng hoặc ở vùng nội đồng chịu ảnh hưởng của thủy triều, bao gồm các kiểu sử dụng sau:

+ Chuyên ngao vạng (nhuyễn thể): Đây là những bãi triều có trữ lượng ngao, vọp rất lớn. Vùng nuôi ngao vạng tập trung ở những bãi triều mới nổi, để có được các bãi vạng mới người dân phải đổ thêm cát để nâng cao cốt đất cho phù hợp với yêu cầu của loài nhuyễn thể và không nạo vét đầm nuôi; đồng thời phải đầu tư vạng giống. Ngao, vọp là hai loại hải sản có giá trị kinh tế hiện nay, tổ chức nuôi trồng đơn giản, kinh phí đầu tư ban đầu không lớn, dễ khai thác. Năng suất rất cao khoảng 30 tấn/ha/năm, cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với các kiểu nuôi trồng thủy sản khác. Các vây vạng được chia nhỏ từ 2- 5 ha, nguồn lợi từ bãi vạng rất lớn, thu nhập trung bình từ 280 -320 triệu đồng/ha/năm. Tuy mang lại hiệu quả về kinh tế song tổn hại về môi trường cũng cần được quan tâm: việc khai thác ngao vạng tự nhiên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới rừng ngập mặn, tại các vây vạng nuôi rừng ngập mặn bị chết do bị hà bám gốc làm thối rễ, đồng thời việc đổ thêm cát cũng làm ảnh hưởng đến quá trình bồi lắng tự nhiên, ảnh hưởng đến kết cấu tự nhiên của đất.

28

Kiểu sử dụng này cho tính bền vững ở mức trung bình.

+ Nuôi trồng thủy sản quảng canh (hoặc tôm sinh thái): Những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh cải tiến là chính, giống tôm cá dựa vào tự nhiên chỉ bổ sung thêm thức ăn, kiểu sử dụng này có tính bền vững cao do hiệu quả kinh tế trên mức trung bình nhưng hiệu quả về xã hội và môi trường ở mức cao.

+ Nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh: Giống như hình thức nuôi quảng canh, đối với những khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển theo hướng bán thâm canh và thâm canh các đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu như tôm he, tôm sú, cá vược, cá song, rong câu, cua…Nuôi trồng thủy sản kiểu này thường cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đầu tư lớn và có những ảnh hưởng đến môi trường nên tính bền vững đạt mức trung bình.

b, LUT chuyên lúa (2 vụ lúa)

Do ở vùng này đất thường bị nhiễm mặn nên năng suất thường khá thấp khoảng 11 tấn/ha/năm. Tuy hiệu quả kinh tế ở mức trung bình nhưng ổn định và phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân nên đây vẫn là loại sử dụng có triển vọng trong tương lai, tính bền vững đạt mức trung bình.

c, LUT lâm - ngư kết hợp

Toàn bộ diện tích bãi bồi được trồng rừng ngập mặn hoặc rừng ngập mặn tự nhiên nhằm tạo điều kiện tăng thêm tốc độ bồi lắng, chắn sóng, gió, tạo sinh cảnh thuận lợi cho những sinh vật biển phát triển và là nơi cư ngụ cho các loài chim trú đông. Dưới rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản theo phương thức bán thâm canh cải tiến và thâm canh. Quy mô của đầm nuôi hải sản không vượt quá tỷ lệ 25-30% so với tổng diện tích của vùng ngập mặn. Đây là loại hình có tính bền vững rất cao do vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như hiệu quả môi trường.

d, LUT chuyên rừng với hai kiểu sử dụng chính

+ Rừng ngập mặn (RNM) trồng hoặc tự nhiên hỗn giao hoặc thuần: đây là loại hình RNM có tầm quan trọng đặc biệt đối với khu vực, có độ che phủ cao, sinh khối lớn và có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tốt nhất. Loại

29

hình RNM này có thành phần loài đa dạng nhất và phân bố tập trung ở phía ngoài rìa của các bãi bồi phần tiếp giáp với biển. Hiện nay đang được trồng thêm ở những khu vực phòng hộ xung yếu. Diện tích RNM trên đã khá xanh tốt, có độ che phủ cao, nhưng khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt kém hơn các loại hình RNM tự nhiên.

+ Rừng trên cát, đất phèn mặn: tập trung những giồng cát nổi chạy dài ven biển, phi lao sống cùng nhiều loài cây rừng tự nhiên khác như: tra, giá mủ, thiên lý đại (là những loài cây bụi sống được trong điều kiện ít ngập nước) và nhiều loài cây cỏ, cây làm thuốc có giá trị như: dứa dại, sài hồ, sâm đất, củ gấu...Rừng phi lao, rừng tràm góp phần ổn định cồn cát hoặc đất bồi, sình và còn là sinh cư quan trọng của nhiều loài chim bản địa cũng như các loài động vật khác. LUT chuyên rừng cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình thấp nhưng có hiệu quả môi trường rất cao vì khả năng bao bọc, bảo vệ nên được đánh giá tính bền vững ở mức cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)