Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (tôm, cua,cá quảng canh)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 125 - 127)

II. Thành phần cơ giớ

3.4.4.Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (tôm, cua,cá quảng canh)

Địa điểm: vùng khai thác hạn chế thuộc Cồn Ngạn

Chủ hộ: Trần Văn Hưởng, Đinh Văn Dũng và Nguyễn Xuân Quý

Loại đất: Đất mặn nhiều glây sâu Diện tích: 5,0 ha

Đặc điểm mô hình: nước chảy và thoát trực tiếp qua cống của đầm.Lấy nước khi thủy triều lên và xả một phần khi thủy triều rút.

Phân hạng thích hợp: S2; Tính bền vững: Trung bình

114

Giải pháp kỹ thuật được áp dụng: Từ năm 2007 đã tiến hành trồng lại các giống cây ngập mặn có sinh khối lớn là Bần, Đâng, Mắm với tỷ lệ diện tích khoảng 10% tổng diện tích mô hình. Đầm nuôi được chia thành những ô nhỏ (0,5 -1,0 ha) bằng hệ thống bờ bao đắp cao 1,3 m có liên thông với nhau qua hệ thống cống lấy, thoát nước hai lớp cao 0,7 và 0,8m; vệ sinh đáy ao nuôi trung bình 1 năm/ lần. Cấy xen rau câu cùng thời gian nuôi cua nhằm tăng giá trị sản xuất do đa dạng hóa sản phẩm.

Thời gian nuôi 1 vụ tôm từ tháng 2 đến tháng 6; cua từ tháng 7 đến tháng 11 và cá từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau; rau câu cấy xen cùng thời gian nuôi cua. Quá trình nuôi tôm chỉ ương tôm giống và cho ăn thức ăn công nghiệp sau 15 ngày bung ra đầm nuôi. Cua, cá và rau câu có bổ sung con giống, thức ăn nhưng không sử dụng thuốc trị bệnh, chỉ phơi đầm nuôi khoảng 4 -5 ngay sau khi đã xả nước gần cạn để loại bỏ con chết, sau đó lấy nước mới vào đầm.

Sản lượng của mô hình tính trung bình qua 4 năm theo dõi là tôm 1,84 tấn; cua 0,78 tấn; cá 1,65 tấn; và rau câu 5,5 tấn /năm. Thị trường tiêu thụ khá ổn định nên mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 448,97 triệu đồng /năm, tổng chi phí phải trả trung bình là 204,58 triệu đồng/ năm, lợi nhuận trung bình qua 4 năm của các hộ này là 244,39 triệu đồng/năm (48,88 triệu đồng/ha/năm), hiệu quả đầu tư trung bình là 2,19 lần và tăng dần trong 2 năm gần đây.

- Không có hệ thống kênh tưới, tiêu riêng nhưng có hệ thống cống để lấy và xả nước đúng thời điểm, vệ sinh đáy ao đã góp phần sạch đầm nuôi và cũng ít làm ảnh hưởng đến khả năng tự nhiên của đất. Kết quả theo dõi chất lượng bùn đáy và nước cho thấy: hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bùn đáy có giữ ổn định và ở mức trung bình. Hàm lượng tổng số muối tan và pH có chiều hướng tăng nhẹ, hàm lượng PO43-, NH4+, BOD5 và DO có xu hướng giữ ổn định.

115

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 125 - 127)