Tôm, cá,cu a rừng ngập mặn 0,48 Rất cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 103 - 108)

III IV V VI VII V IX X XI

11 Tôm, cá,cu a rừng ngập mặn 0,48 Rất cao

12 Rừng ngập mặn 0,48 Rất cao

92

Kết quả tổng hợp đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt theo từng khu vực khai thác sử dụng đất đặc thù cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn,cá, cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững từ trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính bền vững từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực. Kết quả này phản ảnh đúng mức độ ưu tiên các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các kiểu sử dụng đất theo từng khu vực và hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương (bảng 3.20).

Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất (bảng 3.21, hình 3.29) cho thấy:

Các kiểu sử dụng đất: lúa xuân-lúa mùa (2053,76 ha), chuyên rau màu (16,36 ha), cây ăn quả (218,59 ha), lúa - tôm sú (32,98 ha) ở khu vực 5 xã vùng đệm có tính bền vững cao.

Kiểu sử dụng đất: tôm - rau câu với 594,10 ha ở khu vực 5 xã vùng đệm và 150,11 ha ở khu vực khai thác tích cực có tính bền vững cao chiếm 94,29% tổng diện tích của LUT; 44,97 ha ở khu vực khai thác hạn chế có tính bền vững trung bình, chiếm 5,71% tổng diện tích của LUT;

Kiểu sử dụng đất tôm sú công nghiệp có 18,23 ha ở khu vực khai thác tích cực có tính bền vững trung bình chiếm 20,53% diện tích của LUT; 70,57 ha ở khu vực khai thác hạn chế bền vững thấp do hạn chế về yếu tố môi trường chiếm 79,47% diện tích của LUT.

Kiểu sử dụng đất tôm cua quảng canh có 220 ha ở khu vực khai thác tích cực có tính bền vững trung bình chiếm 64,9% diện tích của LUT, ở khu vực khai thác hạn chế có 119,23 ha có tính bền vững thấp chiếm 35,10% diện tích của LUT.

93

Kiểu sử dụng đất chuyên ngao bền vững cao ở khu vực khai thác tích cực với 89,81% diện tích của LUT là 404,58 ha, bền vững trung bình ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 45,88 ha với 10,19% diện tích của LUT;

Kiểu sử dụng đất: tôm rừng ngập mặn ở khu vực khai thác tích cực (273,30 ha) và tôm sinh thái phục hồi rừng (121,12 ha) ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt bền vững trung bình.

Kiểu sử dụng đất: Tôm - rừng ngập mặn, cá,cua diện tích bền vững cao ở khu vực khai thác tích cực là 602,15 ha chiếm 58,91%, diện tích còn lại có tính bền vững rất cao ở khu vực khai thác hạn chế (413,96 ha) và bảo vệ nghiêm ngặt (6 ha).

Kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn ở khu vực khai thác hạn chế (231,27 ha) và bảo vệ nghiêm ngặt (1598,0 ha) có tính bền vững rất cao chiếm 80,81%, diện tích của LUT, 434,44 ha có tính bền vững cao ở khu vực khai thác tích cực chiếm 19,19% diện tích của LUT.

Kiểu sử dụng đất rừng phi lao bền vững trung bình ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.

Như vậy phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là phù hợp có tính bền vững cao đến rất cao, chỉ có 820,5 ha đang sử dụng bền vững mức trung bình chiếm 10,6 % và 189,8 ha đang sử dụng bền vững ở mức thấp chiếm 2,4% tổng diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích này sẽ được xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm nâng cao tính bền vững.

Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất đã được tích hợp đến từng khoanh đất trong môi trường GIS để xây dựng bản đồ đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt (hình 3.29). Bản đồ này sẽ được tích hợp với bản đồ phân hạng thích hợp hiện tại của các kiểu sử dụng đất trong môi trường GIS để lựa chọn và xác định diện tích của các kiểu sử dụng đất nhằm nâng cao tính bền vững cho việc sử dụng đất thích hợp theo FAO đến từng khu vực nghiên cứu đặc thù là cơ sở để đề xuất sử dụng đất bền vững.

94

Hình 3.29: Sơ đồ Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy (thu nhỏ từ bản đồ Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp tỷ lệ 1/10.000)

95

Bảng 3.21. Tổng hợp diện tích của các kiểu sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng và tính bền vững

Đơn vị tính: ha

KSD Loại hình sử dụng đất trạng sử Hiện

dụng đất

Vùng đệm Vùng khai thác tích cực Vùng khai thác hạn chế Vùng bảo vệ nghiêm ngặt

C T C TB RC TB T RC TB T

K1 Lúa xuân - Lúa mùa 2053,76 2.053,76 - - - - - - - - -

K2 Chuyên rau màu 16,36 16,36 - - - - - - - - -

K3 Lúa - tôm sú 32,98 32,98 - - - - - - - - -

K4 Cây ăn quả 218,59 218,59 - - - - - - - - -

K5 Tôm - rau câu 789,18 594,10 - 150,11 - - 44,97 - - - -

K6 Tôm sú công nghiệp 88,80 - - - 18,23 - - 70,57 - - -

K7 Tôm - cua quảng canh 339,23 - - - 220,00 - - 119,23 - - -

K8 Tôm sinh thái 121,12 - - - - - - - - 121,12 -

K9 Ngao 450,46 - - 404,58 - - - - - 45,88 - K10 Tôm - Rừng ngập mặn 273,30 - - - 273,30 - - - - - - K11 Tôm - Rừng ngập mặn - cá - cua 1022,11 - - 602,15 - 413,96 - - 6,00 - - K12 RNM 2263,71 - - 434,44 - 231,27 - - 1.598,00 - - K13 Phi lao 97,00 - - - - - - - - 97,00 - BCS BCS 974,74 - 14,76 - - - - - - - 959,98

96

3.3.3. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất

3.3.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Để đánh giá mức độ thích hợp cho sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu, bản đồ đơn vị đất đai cho vùng Cửa Ba Lạt tỷ lệ 1/10.000 được xây dựng với tổng diện tích đánh giá là 8.741,34 ha (gồm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng hiện có).

a)Xác định yếu tố chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bảng 3.22. Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Cửa Ba Lạt

Yếu tố Chỉ tiêu phân cấp Kí hiệu

I. Loại đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)