Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 42 - 44)

Qua phân tích tổng quan tài liệu có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đề tài, bước đầu có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước là cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất sử dụng đất bền vững nói chung và sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển nói riêng. Việc sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được sử dụng thay vì các phương pháp truyền thống mang tính định tính. Đây cũng là tài liệu chủ yếu khi lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện nội dung của đề tài.

Đã có một số các nghiên cứu về sử dụng đất vùng cửa sông ven biển nhưng không nhiều với mục tiêu bảo vệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác và bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững, không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn hiệu quả cả về mặt xã hội và môi trường.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, khi công nghệ thông tin có những bước phát triển vượt bậc, các phương pháp xử lý số liệu nhanh, chính xác và hiệu quả cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu như các phương pháp phân tích không gian của GIS, các phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu cũng đã được áp dụng như một công nghệ mới cho việc lựa chọn những công cụ phù hợp hơn trong đánh giá quản lý sử dụng đất bền vững. Việc xác định giá trị sử dụng nhờ các mô hình toán kinh tế trong đánh giá các khối giá trị kinh tế của đất

31

ngập nước để lượng hóa các giá trị phi sử dụng (định tính) và giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn (Đinh Đức Trường, 2010) cũng là một nghiên cứu hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này.

Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu đề xuất sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tính bền vững của các kiểu sử dụng đất bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu. Đặc biệt là có sự tích hợp của GIS và đánh giá đa chỉ tiêu trong việc phân tích không gian để xây dựng bản đồ đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững. Chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu về các yếu tố hạn chế trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhất là về chất lượng đất, nước thông qua nghiên cứu định lượng diễn biến chất lượng đất, nước theo thời gian, đánh giá lượng hóa thông qua các kết quả theo dõi mẫu đất, nước hàng năm. Chính vì vậy mà những nội dung nghiên cứu của luận án được đặt ra nhằm đề xuất một phương án sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.

32

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 42 - 44)