Mô hình lúa tôm kết hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 123 - 124)

II. Thành phần cơ giớ

3.4.2. Mô hình lúa tôm kết hợp

Địa điểm: Khu vực khai thác tích cực thuộc xã Giao Thiện.

Chủ hộ: Đinh Xuân Sự

Loại đất: Đất mặn trung bình và ít Gley sâu (FLSm-g2)

Địa hình: Vàn thấp

Đặc điểm: Nước chảy và thoát qua vùng đệm xen kẽ; Tưới tiêu chủ động Phân hạng thích hợp: S1;

Tính bền vững : Cao. Diện tích: 7 ha.

Hình 3.32. Cảnh quan mô hình 2: Lúa - tôm

Giải pháp kỹ thuật được áp dụng: Bờ đầm đắp cao > 1,5 m so với đáy đầm (mặt đất tự nhiên), khi nạo vét đáy đầm để cải tạo sau vụ tôm chỉ hút lớp bùn lỏng không làm ảnh hưởng đến bề mặt tự nhiên của đất.

Gia đình trồng vụ lúa giống lúa Tạp giao, tuy đất chịu ảnh hưởng của mặn nhưng do tưới tiêu chủ động và chăm sóc tốt nên năng suất ổn định qua 4 năm xấp xỉ 250 kg/sào/vụ; Hàng năm gia đình chi phí cho 7 ha đầm lúa - tôm là khoảng 446,5 triệu đồng bao gồm chi phí làm đầm, nạo vét, cải tạo đầm nuôi, mua giống lúa, giống tôm, phân bón cho lúa, thức ăn cho tôm, thuốc bảo vệ tôm và lúa, chi phí trông coi đầm, chi phí thủy lợi (cấp và thoát nước), công lao động thuê ngoài...(không bao gồm công lao động gia đình); giá trị sản xuất trung bình khoảng 659,39 triệu đồng đồng, giá trị gia tăng trung bình là 212,8 triệu đồng (khoảng 30,4

112 triệu đồng/ha) và hiệu quả đầu tư là 1,48 lần.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu phân tích đất và nước qua 4 năm cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng, cation trao đổi, dung tích hấp thu có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn nằm ở mức trung bình. Hàm lượng tổng số muối tan và pH có chiều hướng tăng nhẹ, hàm lượng BOD5 và DO có xu hướng giữ ổn định, hàm lượng PO43-, NH4+ có chiều hướng tăng, thành phần cơ giới bùn đáy có sự thay đổi với sự gia tăng hàm lượng sét và limon.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)