Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 31)

Theo Nguyễn Văn Cư (2006) đất vùng cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Hồng được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình theo quy luật lắng đọng phù sa và hỗn hợp phù sa sông biển nơi có sự ảnh hưởng giữa nước phù sa ngọt và nước thủy triều mặn. Ðất thường được phân bố ở địa hình hơi thấp trũng, khu vực ngoài đê chịu ảnh hưởng của thủy triều, thích hợp với nhiều loại cây trồng chịu mặn và nuôi trồng thủy sản; khu vực trong đê đất được thục hóa, quá trình rửa trôi không xảy ra hoặc xảy ra rất yếu, trong khi quá trình tích tụ xảy ra khá phổ biến làm đất có độ phì tự nhiên cao.Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, địa hình, mẫu chất phù sa của lưu vực sông khác nhau đã hình thành ra các loại có thành phần khoáng vật, tính chất lý và hóa học khác nhau bao gồm: đất mặn, đất phèn, đất phù sa và đất cát biển.

1.2.2.1. Đất mặn (M) – SalicFluvisols (FLS)

Hồ Quang Đức và cộng sự (2010) đã cho biết nhóm đất mặn vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng có diện tích 136.430 ha. Đất thường có màu nâu tươi hoặc nâu nhạt do bị nhiễm mặn nên có sắc tím. Nhìn chung đất có độ nhiễm mặn không cao, trừ đất mặn sú vẹt đước.Tính chất mặn do chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của thủy triều tràn dâng hoặc do nước mạch theo mao quản leo lên các lớp mặt hoặc do muối tích lũy trong đất. Phần lớn đất giàu chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số cao, kali dễ tiêu rất giàu.

Theo Ngô Đình Quế và cộng sự (2012): sự hình thành đất mặn của vùng cửa sông ven biển Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình có sự tương tác sông - biển. Trong thành phần bùn cát của sông Hồng và sông Thái Bình giàu bùn sét và cát phấn li mông, bởi vậy trong đất ngập mặn ở đây có thành phần cơ giới từ thịt đến sét.

Thuộc loại đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng, đất có phản ứng trung tính đến kiềm yếu (pHH2O 7-8),- Thành phần cơ giới của đất khá phức tạp, từ đất cát rời đến đất cát pha, đất thịt và có cả đất sét tùy theo vị trí địa lý và tác dụng bồi lắng do ảnh hưởng của rừng ngập mặn. Ngoài ra, nhiều nơi đất còn có tầng cát rời hoặc

18

cát pha nằm xen lẫn trong các phẫu diện đất, ở các độ sâu khác nhau. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và sinh trưởng của rừng ngập mặn ven biển. Độ thành thục của đất thể hiện rõ trên đất thịt và sét, vùng này không có đất ngập mặn thành thục, do tốc độ quai đê lấn biển thực hiện rất nhanh. Độ thành thục của đất phổ biến ở mức thấp (sét mềm và sét) và rất thấp (bùn loãng). Độ thành thục của đất có quan hệ chặt chẽ tới sự phân bố và sinh trưởng của các loại rừng ngập mặn.

Kết quả nghiên cứu của Hồ Quang Đức và cộng sự (2010) cho thấy tại vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng, nhóm đất mặn được phân thành 3 loại chính là: Đất mặn sú vẹt đước (Mm), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình và ít (Mi) tùy theo hàm lượng tổng số muối tan có trong đất.

1.2.2.2. Đất phèn (S)-Thionic Fluvisols (FLT)

Nhóm đất phèn của vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng có diện tích 78.616 ha. Ðất có mực nước ngầm nông do đó thường xuất hiện quá trình glây hóa trong các tầng đất ẩm thường xuyên ở bên dưới, hiện tượng glây làm đất có

màu xanh xám hay màu xanh nhạt được tạo bởi các hợp chất chứa Fe2+ trong điều

kiện yếm khí thường xuất hiện ở địa hình trũng. Quá trình glây mạnh làm đất bị mất cấu trúc và chứa nhiều chất độc ở dạng khử Fe2+, Mn2+, H2S gây ra các ảnh hưởng xấu đối với cây trồng (Nguyễn Văn Cư, 2006).Trong điều kiện ngập nước quanh

năm đất yếm khí, lưu huỳnh tồn tại dưới dạng H2S cùng với sắt hình thành FeS2.

Khi môi trường ở trạng thái ôxy hóa FeS2 chuyển thành sunphat sắt và axit sunphuric làm cho đất trở nên rất chua hàm lượng nhôm di động cao (Hồ Quang Đức và Nguyễn Văn Đạo, 2012).

Đất phèn tập trung ở hai bên hạ lưu của sông Thái Bình, phân bố chủ yếu từ cửa Hóa đến cửa Diêm Điền. Đặc điểm nổi bật của đất nhóm này là có tầng tích phèn ở độ sâu 40-80 cm, chứa nhiều phèn màu gỉ sắt và trắng xám, lượng S042- hòa tan trên tầng mặt từ 0,24-0,35%, ở tầng phèn tới 0,5% với pHKCl = 4. Chất dinh dưỡng trong đất nghèo và giảm theo độ sâu. Song nhờ đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều nơi là cát nên tính chất phèn không mạnh. Khả năng bốc phèn kém nên trên đất phèn vẫn được trồng lúa, cói và hoa màu (Nguyễn Văn Cư, 2006).

19

1.2.2.3. Đất phù sa (P) - Fluvisols (FL)

Theo kết quả đánh giá chất lượng đất vùng ven biển đồng bằng sông Hồng của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) cho thấy ở vùng cửa sông ven biển, nhóm đất phù sa chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua bị nhiễm mặn, có phản ứng trung tính đến kiềm nhẹ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đất khá giàu đạm và lân tổng số, kali tổng số trung bình đến khá giàu. Loại đất này vẫn có thể trồng các giống lúa chịu mặn, các cây trồng rau màu (cà chua, dưa, bí xanh, đỗ, ngô…) và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng...

1.2.2.4. Đất cát (C) – Arenosols (AR)

Là nhóm đất chưa được ổn định do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều, sóng, lũ và dòng chảy ven bờ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có màu xám, xám trắng nhạt lẫn vảy mica, khi bị ngập nước dễ biến thành cát chảy, không có kết cấu và thường xuyên khô hạn; đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, nghèo chất hữu cơ và đạm tổng số, dung tích hấp thu của đất rất thấp, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém; độ bão hòa bazơ cao. Những cồn cát ngoài đê có thể bị nhiễm mặn do tác động của nước biển dâng hoặc triều cường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)