Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 89 - 95)

III IV V VI VII V IX X XI

3.3.2.Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt

3. Đất có mặt nước

3.3.2.Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt

3.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất hiện có tại địa bàn nghiên cứu được đánh giá thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu và phiếu điều tra tình hình sử dụng đất của 100 hộ gia đình (điều tra năm 2010). Phương pháp chọn hộ điều tra và thu thập các thông tin được trình bày trong Mục 2.3.1 chương II. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả đầu tư. Các chỉ tiêu được đánh giá định lượng bằng tiền theo đơn giá hiện hành (năm 2010) và được phân ra thành 4 mức: rất cao (RC), cao (C), trung bình (TB) và thấp (T), giá trị của các mức cho mỗi loại chỉ tiêu được thể hiện tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt Chỉ tiêu Rất cao Cao (C) Trung bình (TB) Thấp (T) Kiểu sử dụng thuộc đất SXNN

Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha/năm) ≥ 55 35 - < 55 20 - < 35 < 20 Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha/năm) ≥ 30 20 - < 30 10 - < 20 < 10 Hiệu quả đầu tư (lần) ≥ 2,5 2,0 - < 2,5 1,5 - < 2,0 < 1,5

Kiểu sử dụng thuộc đất lâm nghiệp

Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha/năm) ≥ 35 25 - < 35 15 - < 25 < 15 Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha/năm) ≥ 25 15 - < 25 5 - < 15 < 5 Hiệu quả đầu tư (lần) ≥ 2,5 2,0 - < 2,5 1,5 - < 2,0 < 1,5

Kiểu sử dụng thuộc đất có MNNTTS

Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha/năm) ≥ 100 60 - < 100 20 - < 60 < 20 Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha/năm) ≥ 75 45 - < 75 15 - < 45 < 15 Hiệu quả đầu tư (lần) ≥ 2,5 2,0 - < 2,5 1,5 - < 2,0 < 1,5

78

Trong đánh giá hiệu quả kinh tế cho rừng ngập mặn có tính giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng.

Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất hiện có tại vùng Cửa Ba Lạt được thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất Chi phí trung gian (đồng/ha) Giá trị sản xuất (đồng/ha) Giá trị gia tăng (đồng/ha) Hiệu quả đầu tư (lần)

(1) Lúa xuân - lúa mùa 67.000.000 95.528.000 28.528.000 1,43 (2) Chuyên rau màu 68.500.000 98.250.000 29.750.000 1,43 (3) Lúa - tôm sú 63.000.000 94.166.500 31.166.500 1,49 (4) Cây ăn quả 20.000.000 35.000.000 15.000.000 1,75 (5) Tôm - rau câu 42.000.000 118.000.000 76.000.000 2,88 (6) Tôm sú công nghiệp 376.222.222 648.000.000 271.777.778 1,72 (7) Tôm cua quảng canh 42.000.000 97.800.000 55.800.000 2,33 (8) Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 13.000.000 50.485.860 37.485.860 4,81 (9) Chuyên ngao 105.000.000 420.000.000 315.000.000 4,00 (10) Tôm - rừng ngập mặn 44.750.000 99.500.638 54.750.638 2,22 (11) Tôm, cá, cua - rừng ngập mặn 48.250.000 121.400.638 73.150.638 2,52 (12) Rừng ngập mặn 5.000.000 16.850.638 11.850.638 3,37 (13) Rừng phi lao 3.000.000 4.170.638 1.170.638 1,39

Số liệu bảng 3.13 cho thấy tại vùng Cửa Ba Lạt các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế rất khác nhau cụ thể:

1) Đất trồng cây hàng năm

Kiểu sử dụng đất lúa xuân, lúa mùa giá trị sản xuất đạt mức rất cao, giá trị gia tăng cũng đạt mức cao 28,5 triệu đồng/ha, tuy nhiên hiệu quả đầu tư đạt mức thấp (1,43 lần) do chi phí cao.

Kiểu sử dụng đất chuyên màu và cây hàng năm cũng có giá trị sản xuất đạt mức rất cao, giá trị gia tăng cũng đạt mức cao 29,75 triệu đồng/ha, hiệu quả đầu tư đạt mức thấp (1,43 lần) cũng do chi phí cao .

79

cũng đạt mức cao 31,16 triệu đồng/ha, tuy nhiên hiệu quả đầu tư đạt mức thấp (1,49 lần) cũng do chi phí cao.

2) Đất trồng cây lâu năm

Kiểu sử dụng đất cây ăn quả với các cây trồng chính là chuối, hồng, cam, quýt. Trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng trung bình khoảng 3,5 tấn/ha/năm, tuy nhiên do giá bán sản phẩm ở mức thấp nên giá trị sản xuất chỉ có 35 triệu đồng/ha/năm, giá trị gia tăng 15 triệu đồng/ha, hiệu quả đầu tư 1,75 lần chỉ đạt mức trung bình.

3) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

Kiểu sử dụng đất Tôm - rau câu có giá trị sản xuất 118,0 triệu đồng, giá trị gia tăng 76,0 triệu đồng ở mức rất cao và do chi phí chỉ ở mức trung bình nên hiệu quả đầu tư ở mức rất cao (2,88).

Kiểu sử dụng đất nuôi tôm công nghiệp chi phí rất cao nên mặc dù giá trị sản xuất, giá trị gia tăng đều rất cao nhưng hiệu quả đầu tư ở mức trung bình (1,72). Kiểu sử dụng này đầu tư lớn và rất dễ gặp dịch bệnh, năng suất giảm dần theo thời gian nên ít hộ đầu tư.

Kiểu sử dụng đất nuôi tôm, cua quảng canh có giá trị sản xuất 97,8 triệu/ha, giá trị gia tăng 55,8 triệu/ha ở mức cao, chi phí chỉ ở mức trung bình nên hiệu quả đầu tư ở mức cao (2,33).

Kiểu sử dụng đất nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ở mức trung bình nhưng do chi phí trực tiếp chỉ ở mức thấp nên hiệu quả đầu tư cũng ở mức rất cao.

Về bản chất hai kiểu sử dụng này khá giống nhau đó là gần như trong đầm nuôi có rất ít cây rừng: ở kiểu nuôi tôm sinh thái phục hồi rừng chỉ thả tôm giống, thức ăn hoàn toàn tự niên, đầm quây thấp dưới mức thủy triều nên chi phí làm đầm gần như bằng không, ngoài thu hoạch tôm còn để cho rừng tự nhiên được phục hồi dần và trồng thêm rừng mới, tỷ lệ che phủ thấp < 20%; ở kiểu nuôi quảng canh cải tiến chỉ thả tôm, cua giống mật độ dày hơn, thả thêm thức ăn công nghiệp, chi phí làm đầm ban đầu và chi phí hàng năm cao hơn, đồng thời gần như rừng bị chặt trắng, tỷ lệ che phủ thấp < 10%. Tuy nhiên do mục tiêu bảo vệ đất lại khác nhau nên chi phí và hiệu quả đầu tư của hai kiểu sử dụng này tỷ lệ nghịch với nhau.

80

Kiểu sử dụng đất chuyên ngao tuy chi phí trực tiếp khá cao, nhưng do năng suất cao nên có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng rất cao nên hiệu quả đầu tư/đồng chi phí ở mức rất cao.

Kiểu sử dụng đất nuôi tôm trong rừng ngập mặn có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ở mức cao, chi phí trực tiếp chỉ ở mức trung bình và hiệu quả đầu tư/ đồng chi phí chỉ ở mức trung bình.

Kiểu sử dụng đất nuôi tôm, cua, cá trong rừng ngập mặn, chi phí đầu tư làm đầm cũng giống kiểu sử dụng đất trên nhưng chi phí giống nhiều hơn (tôm, cua, cá vược). Do kiểu nuôi xen thả nhiều loài cho năng suất cao nên có giá trị sản xuất rất cao, giá trị gia tăng ở mức cao, mặc dù chi phí trực tiếp chỉ ở mức trung bình nhưng hiệu quả đầu tư/ đồng chi phí vẫn ở mức cao.

Tỷ lệ che phủ của rừng (mật độ cây rừng trong đầm nuôi) trung bình khoảng 30% diện tích đầm nuôi. Giá trị sản xuất có tính cả giá trị phòng hộ và cố định cát, bùn; cùng giá trị hấp thụ các bon và giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn.

4) Đất lâm nghiệp

Kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ở mức trung bình nhưng chi phí trực tiếp thấp nên hiệu quả đầu tư ở mức rất cao.

Kiểu sử dụng đất trồng phi lao có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả đều ở mức thấp.

Hai kiểu sử dụng này chi phí đầu tư thấp, chủ yếu là công lao động đi khai thác gỗ, củi, mật ong và cây thuốc trong rừng ngập mặn và công trồng rừng, chi phí giống do nhà nước đầu tư. Về giá trị sản xuất có tính cả giá trị phòng hộ và cố định cát, bùn; giá trị hấp thụ các bon của rừng.

Như vậy: các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản có mức chi phí lớn, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp có mức chi phí hàng năm/ha lên tới trên 376 triệu đồng, nuôi ngao với mức chi là 105 triệu đồng; các kiểu sử dụng đất trồng cây hàng năm có mức chi phí khá cao gần 70 triệu đồng/ha/năm; các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp như tôm rừng, tôm cua quảng canh, tôm sinh thái, tôm rau câu có mức chi phí trung bình xấp xỉ 45 triệu đồng/ha/năm; chi phí thấp là các kiểu sử dụng đất nuôi tôm sinh thái phục hồi

81

rừng, rừng, cây lâu năm trong vườn nhà với mức chi dưới 20 triệu đồng/ha/năm. Các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp cho giá trị gia tăng cao hơn các kiểu sử dụng đất cây hàng năm và rừng, trong đó kiểu sử dụng đất chuyên nuôi trồng thủy sản cho giá trị gia tăng cao đến rất cao, các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp (lúa hoặc rừng ngập mặn) cho giá trị gia tăng ở mức cao, các kiểu sử dụng đất rừng cho giá trị gia tăng ở mức trung bình và thấp. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư của các kiểu sử dụng đất không tỷ lệ thuận với chi phí, kiểu sử dụng đất chuyên ngao hiệu quả đầu tư lên tới 4 lần, trong khi đó hiệu quả đầu tư của kiểu sử dụng đất nuôi tôm công nghiệp chỉ có 1,72 lần. Trong các kiểu sử dụng đất cây hàng năm, kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa có hiệu quả kinh tế thấp hơn kiểu sử dụng đất chuyên rau màu, tuy nhiên diện tích đất chuyên lúa khá tập trung và lớn hơn rất nhiều so với diện tích rau màu ít và manh mún. Nếu tập trung vào hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng thì nhóm hiệu quả kinh tế rất cao là 2 kiểu sử dụng đất tôm rau câu và chuyên ngao vạng; nhóm hiệu quả kinh tế cao là các kiểu sử dụng đất tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh, tôm sinh thái, tôm cua cá - rừng và rừng ngập mặn; nhóm hiệu quả trung bình gồm hai kiểu sử dụng kết hợp là lúa tôm và tôm rừng còn lại cho hiệu quả kinh tế thấp.

3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trong nghiên cứu này được dựa vào các tiêu chí sau:

- Khả năng thu hút lao động thông qua số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha (thể hiện hướng giải quyết việc làm của LUT) và giá trị ngày công lao động. Kết quả điều tra đánh giá theo tiêu chí xã hội về khả năng thu hút lao động của các LUT được phân thành các mức: cao, trung bình, thấp.

- Mức độ phù hợp năng lực nông hộ trong việc đưa loại hình sử dụng đất vào sản xuất, được đánh giá theo tỷ lệ % số hộ được hỏi về loại hình sử dụng đất đó và được phân làm 3 mức: cao, trung bình, thấp

- Mức độ chấp nhận của người dân trong việc đưa loại hình sử dụng đất vào sản xuất, được đánh giá theo tỷ lệ % số người được hỏi về loại hình sử dụng đất đó và được phân làm 3 mức: cao, trung bình, thấp

82

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm được đánh giá theo 3 mức: cao, trung bình, thấp. Đánh giá khả năng tăng thu nhập của loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai thông qua khả năng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm.

Cụ thể phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

Chỉ tiêu Phân cấp Đánh giá

Khả năng thu hút lao động

Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha <150 công; giá trị ngày công lao động < 100.000 đồng/ngày công

Thấp Số công lao động cần thiết để sản xuất trên trên 1 ha

từ 150 công đến 250 công; giá trị ngày công lao động từ 100.000 đến 150.000 đồng/ngày công

Trung bình Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha lớn

hơn 250 công, giá trị ngày công lao động lớn hơn 150.000 đồng/ngày công.

Cao

Mức độ phù hợp năng lực nông hộ

< 50% số hộ được hỏi chấp nhận Thấp 50 đến < 70% số hộ được hỏi chấp nhận Trung

bình ≥ 70% số hộ được hỏi chấp nhận Cao

Mức độ chấp nhận của dân

< 50% số hộ được hỏi chấp nhận Thấp 50 đến < 70% số hộ được hỏi chấp nhận Trung

bình ≥ 70% số hộ được hỏi chấp nhận Cao

Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở trong tỉnh, khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước hạn chế, sản phẩm không có thị trường xuất khẩu

Thấp Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước, thị trường xuất khẩu hạn chế

Trung bình Sản phẩm vừa có thị trường xuất khẩu, vừa có thị

83

Kết quả điều tra nông hộ theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội cho thấy: Về khả năng thu hút lao động: Trong các loại hình sử dụng đất, loại hình sử dụng đất chuyên ngao vạng sử dụng công lao động cao nhất 350 công; tiếp đến là loại hình chuyên rau màu 320 công, chuyên lúa 300 công đó là những loại hình có công lao động cao gấp gần 5 -10 lần công lao động cho loại hình rừng ngập mặn, rừng phi lao và cũng là các loại hình thu hút được lực lượng lao động. Đa phần các kiểu sử dụng có giá trị ngày công ở mức cao 6/13 kiểu sử dụng và trung bình 6/13 kiểu sử dụng, loại hình rừng phi lao ở mức thấp chỉ có 62,5 ngàn đồng (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Công lao động của các kiểu sử dụng đất

Số TT LUT Số công Giá trị ngày công (đ)

1 Lúa xuân - lúa mùa 300 128.981

2 Chuyên rau màu 320 131.250

3 Lúa - tôm sú 260 149.413

4 Cây ăn quả 280 106.250

5 Tôm - rau câu 280 140.523

6 Tôm sú công nghiệp 290 225.000

7 Tôm cua quảng canh 290 200.863

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 89 - 95)