II. Thành phần cơ giớ
3.4.5. Mô hình chuyên nuôi ngao
Địa điểm: Khu vực Khai thác tích cực xã Giao Lạc
Chủ hộ: Trần Văn Tuất Trịnh Văn Các
Loại đất: Đất mặn nhiều glây sâu Địa hình: thấp, trũng
Diện tích: 4 ha
Đặc điểm mô hình: Nước chảy và thoát trực tiếp theo thủy triều và thông với toàn khu vực do không có hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng biệt.
Phân hạng thích hợp: S1; Tính bền vững: Cao
Hình 3.35: Cảnh quan mô hình 5: Chuyên ngao vạng
Giải pháp kỹ thuật được áp dụng: Trong 4 năm theo dõi đã tiến hành trồng rừng ngập mặn với các giống có sinh khối lớn như Bần, Đâng, Mắm để bao bọc bảo vệ đầm nuôi (15 % diện tích mô hình), tuy nhiên cây còn nhỏ nên tác dụng bảo vệ chưa cao. Đầm nuôi ngao được xử lý như sau: phun cát lên bề mặt bãi bồi, độ dầy lớp cát khoảng 10 cm, đánh bùn rồi sau đó quây lưới phần diện tích đầm nuôi.
Quy trình nuôi: ngao giống (vạng nở) thành ngao bé (nuôi trong đầm) thành ngao thương phẩm (chuyển ra vây) khu vực Cồn Trong và dọc sông Vọp.
Theo dõi mô hình qua 4 năm đã tính được tổng chi phí trung bình /năm của mô hình 378,07 triệu/năm gồm (chi phí mua cát, công phun cát: 2,2 triệu đồng/vụ/năm; quây lưới: 6 triệu đồng/vụ/năm; đánh bùn: 5 triệu đồng/vụ/năm; cải tạo lại chòi canh: 2 - 3 triệu đồng/vụ/năm; thuê nhân công: 200 triệu đồng/vụ/năm; ngao giống tự nhiên được mua với giá 20 triệu đồng/kg và khoảng 2 - 3 kg ngao giống/10.000 m2 đầm nuôi); tổng giá trị sản xuất trung bình 1.527,82 triệu
116
đồng/năm, tùy theo biến động giá thành ngao thương phẩm hàng năm, giá trị gia tăng trung bình 1.149,75 triệu đồng/năm, hiệu quả đầu tư là 4,04 lần.
Nước chảy và thoát trực tiếp theo thủy triều và thông với toàn khu vực do không có hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng biệt. Kết quả theo dõi chất lượng bùn đáy và nước cho thấy: hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bùn đáy nghèo và có
xu hướng giảm, hàm lượng tổng số muối tan và pH giữ ổn định, hàm lượng BOD5 tăng
và DO có xu hướng giữ giảm, hàm lượng PO43-, NH4+ có chiều hướng tăng.