Sử dụng đất bền vững được coi là một mục tiêu với những tiêu chí đánh giá cụ thể về kinh tế, xã hội, môi trường chứ không phải là một vấn đề kỹ thuật thuần túy.
Trong một nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất mặt nước và bãi bồi ven biển vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy nội dung sử dụng đất hợp lý bền vững phải xuất phát từ cơ sở khoa học của việc quản lý - sử dụng - bảo vệ đất thông qua việc thực hiện các mục đích sử dụng đất (Nguyễn Thị Thu Trang, 2006), cụ thể như sau:
Xây dựng phương thức sử dụng đất thích hợp điều kiện tự nhiên
Các loại hải sản sống trong môi trường nước mặn là chủ yếu (có khi ở nước lợ) mỗi loài thích nghi với một số đặc tính nhất định theo quy luật sinh tồn tự nhiên và theo
20
bản năng của mỗi loài. Do vậy khi lựa chọn những loài thích hợp để nuôi thả cần phải nắm vững những đặc tính sinh lý tự nhiên của mỗi loài mà có phương thức nuôi dưỡng thích hợp để sinh lợi tối đa đồng thời bảo vệ được tài nguyên sinh vật biển của vùng. Mặt khác khi sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thuốc phòng chống dịch bệnh, chất kích thích tăng trọng phải chú ý không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Thâm canh phải cân bằng với sức chứa của hệ sinh thái vùng đảm bảo cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển. Từ đó cho thấy việc quản lý sử dụng đất cần có quy hoạch cụ thể về mức độ được phép khai thác của từng thủy vực, quy định rõ ràng các băng - dải được phép tổ chức nuôi thả hải sản. (Nguyễn Thị Thu Trang, 2006).
Thực vật ở vùng cửa sông ven biển chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển và cây hàng năm thuộc vùng nội đồng, cây mọc tự nhiên là sú, vẹt, cói, đước, trang, bần, đâng ngoài ra còn có những cây thủy sinh khác như rong biển, rau câu. Các loại cây ven biển vừa có khả năng thích nghi với sóng, gió biển, chịu mặn, chống xói lở, giữ đất, vai trò của nó là rừng phòng hộ ven biển.
Giữa thực vật biển và động vật biển có mối quan hệ cộng sinh từ lâu đời theo quy luật phát triển tự nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: Khi chọn cây trồng vật nuôi trước hết phải chú ý đến khả năng cộng sinh của chúng, môi trường (các đặc điểm lý, hóa tính) mà chúng sinh sống, phát triển, khả năng thích nghi giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường. Từ đó xây dựng phương thức nuôi trồng thích hợp với mỗi loài cây - con. (Nguyễn Thị Thu Trang, 2006).
Duy trì và tái tạo tài nguyên và các nguồn lợi
Ngoài việc khai thác sử dụng đất theo mục tiêu kinh tế, vì đây là vùng rất nhạy cảm nên việc duy trì, tái tạo tài nguyên cũng như các nguồn lợi được coi là một chỉ tiêu quan trọng trong việc cân nhắc giữa các lợi ích trong sử dụng đất của vùng này. Các vùng đất mới bồi kèm theo đó là hệ sinh thái hoàn toàn tự nhiên gồm rừng ngập mặn và đa dạng sinh học cần được phát triển một cách nguyên bản, không nên khai thác khu vực này (bảo vệ nghiêm ngặt) để đảm bảo việc duy trì và tái tại nguồn lợi tự nhiên nhằm mang lại hiệu quả về môi trường tốt nhất. Ở những khu vực khác việc khai thác, sử dụng đất cần được hoạch định theo từng khu vực để
21
có cường độ sử dụng khác nhau nhưng đều phải hướng tới môi trường thiên nhiên với những chỉ tiêu đánh giá của hệ sinh thái tự nhiên.
Như vậy việc duy trì và tái tạo tài nguyên và các nguồn lợi là một trong những mục tiêu quan trọng trong khai thác sử dụng đất của vùng, điều này cho thấy trong đánh giá đất ở đây chỉ tiêu tự nhiên và môi trường luôn là những trọng số. (Nguyễn Thị Thu Trang, 2006).
Bảo vệ đất vùng cửa sông ven biển
Việc bảo vệ đất phải được giải quyết ngay trong quá trình tổ chức thực hiện các mục đích sử dụng đất. Tùy theo điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu cần xây dựng kế hoạch bảo vệ đất hoặc bằng biện pháp cơ học như: đào, đắp, cắm kè, bờ bao trước hết đối với vùng cửa sông và quai đê lấn biển... hoặc bằng biện pháp sinh học như trồng cây gây rừng phòng hộ, tạo những thảm thực vật ven biển.
Như vậy cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển chính là quản lý, sử dụng hợp lý bảo vệ đất thể hiện ở nhiều mục đích khác nhau và nhiều biện pháp bảo vệ khác trong đó môi trường và hệ sinh thái luôn được ưu tiên hàng đầu. “Quá trình thực hiện phải dựa trên những cơ sở khoa học, phải có một cơ chế - chính sách quản lý hợp lý. Cơ chế - chính sách này phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở từng nơi, từng lúc. Sự phù hợp của cơ chế - chính sách đối với các điều kiện nói trên sẽ quyết định mức độ hợp lý đối với thực tế và khi đó mới được coi là cơ sở khoa học pháp lý cho lĩnh vực phải điều tiết” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2006).