III IV V VI VII V IX X XI
10 Tôm rừng ngập mặn 205 206.250 11 Tôm, cá, cua rừng ngập mặn 2 212
12 Rừng ngập mặn 77 143.750
13 Rừng phi lao 30 62.500
(Nguồn: Kết quả điều tra phiếu, 2010)
Về mức độ phù hợp năng lực nông hộ và chấp nhận của người dân: nhóm các kiểu sử dụng như chuyên lúa, tôm rau câu, Tôm - rừng ngập mặn, cá, cua; rừng ngập mặn được người sử dụng đất đánh giá cao và đây cũng là những loại hình có khả năng duy trì hoặc mở rộng diện tích trong tương lai.
Nhóm các kiểu sử dụng như chuyên rau màu, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên ngao, rừng phi lao được người sử dụng chấp nhận ở mức trung bình với các lý do khác nhau: rau màu và cây ăn quả chủ yếu trên các chân ruộng cao hoặc trong vườn
84
nhà nên chủ yếu tự túc tự cấp, sản phẩm làm ra nhiều hơn nữa không có khả năng tiêu thụ, diện tích nhỏ lẻ, manh mún nên không muốn đầu tư mở rộng diện tích; lúa tôm sú cho hiệu quả kinh tế khá cao song phụ thuộc nhiều vào khí hậu thời tiết nên khá bấp bênh, diện tích có khả năng mở rộng cũng không nhiều; ngao cần đầu tư lớn, ít hộ có khả năng; rừng phi lao không có hiệu quả kinh tế tuy nhiên cũng được chấp nhận ở mức trung bình do chỉ phải đầu tư công trồng các chi phí khác được nhà nước hỗ trợ.
Nhóm các kiểu sử dụng đất còn lại có mức độ chấp nhận thấp do tôm công nghiệp mức đầu tư quá cao, khá rủi ro; tôm sinh thái và tôm quảng canh năng suất thấp, nhất là kiểu nuôi sinh thái do ưu tiên phục hồi rừng nên không được nạo vét đầm nuôi, cả ba kiểu sử dụng này gần như không có thực vật che phủ nên năng suất giảm dần.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tại chỗ, cho chế biến và xuất khẩu của các loại hình sử dụng đất: trên 90% số hộ được hỏi cho rằng nhóm các kiểu sử dụng như chuyên lúa, lúa tôm, có khả năng cao về đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ và có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước; các kiểu sử dụng đất chuyên ngao và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, cua) kết hợp, tôm công nghiệp có khả năng đáp ứng ở mức trung bình việc chế biến và xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế, các kiểu sử dụng đất còn lại đáp ứng thấp về chỉ tiêu này.
3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất
Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được xem xét trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại đối với đất thông qua các tiêu chí:
- Năng suất sinh học (tính bằng tổng sinh khốicủa LUT tấn/ha/năm).
- Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng: căn cứ vào thời gian và mức độ che phủ đất của cây trồng ở vùng trong đê, tăng khả năng phòng hộ thông qua giữ ổn định hoặc tăng mật độ rừng ở ngoài đê..
- Duy trì bảo vệ và cải thiện độ phì đất: khả năng duy trì ổn định hàm lượng chất dinh dưỡng; dung tích hấp thu, cation trao đổi, tổng số muối tan và hàm lượng sét trong đất, bùn đáy; duy trì khả năng trả lại chất hữu cơ cho đất hàng năm của kiểu sử dụng đất.
- Giảm thiểu ô nhiễm đất, nước: giảm nguy cơ gây mặn hóa vùng đất ngọt, giảm sự gia tăng hàm lượng một số chất có nguy cơ gây ô nhiễm và phú dưỡng nước của từng
85 kiểusử dụng đất.
Các chỉ tiêu được phân thành 4 mức cho đánh giá là thấp, trung bình, cao và rất cao thể hiện tại bảng 3.16 và phụ lục 3.4
Bảng 3.16. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
Chỉ tiêu Phân cấp
Rất cao Cao Trung bình Thấp Năng suất sinh học hoặc sinh
khối (tấn/ha/năm) >30 > 20 -30 >10 - 20 <10 Mức độ che phủ đất hoặc phòng
hộ của rừng: (% diện tích hoặc thời gian được che phủ)
>70 > 50 -70 > 30- 50 <30 Duy trì bảo vệ đất, môi trường
(chất lượng đất) Tốt lên Ổn định Ít xấu đi
Xấu đi nhiều Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm
đất (hàm lượng các chất gây ô nhiễm thoái hóa đất, nước)
Giảm Ổn định Tăng nhẹ Tăng mạnh
Xét trên từng tiêu chí độc lập các kiểu sử dụng được đánh giá như sau: Kiểu sử dụng lúa xuân – lúa mùa
+ Năng suất sinh học cao: tổng sinh khối >20 tấn/ha/năm
+ Giảm thiểu thoái hóa đất nhờ có thời gian che phủ đất > 8 tháng/ năm, có tác dụng duy trì độ ẩm đất đạc biệt trong mùa khô nhờ đó giảm và hạn chế quá trình bốc mặn lên bề mặt. Chất hữu cơ được duy trì do quá trình khoáng hóa xảy ra chậm trong quá trình canh tác đồng thời hàng năm được bổ sung lượng phù sa nhờ nước tưới.
+ Duy trì bảo vệ đất do chất hữu cơ được bảo tồn một mặt do quá trình khoáng hóa xảy ra chậm trong điều kiện ngập nước; mỗi năm có khoảng 12 tấn rơm rạ hoàn trả lại cho đất vừa cung cấp chất hữu cơ vừa đảm bảo được khoảng 80 - 90% lượng kali đã bị cây lấy đi từ đất trong quá trình trồng trọt.
Kiểu sử dụng chuyên rừng (rừng ngập mặn và rừng phi lao): có khả năng che phủ chắn sóng, chắn bão phòng hộ đê biển; giữ và bồi tụ đất, cố định phù sa, bùn, cát và hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều; đồng thời do có sinh khối lớn nên năng suất sinh học cao, khả năng thanh lọc nước triều giúp duy trì bảo vệ đất và môi trường.
86
Kiểu sử dụng tôm (cua,cá) kết hợp - rừng ngập mặn : giống như chuyên rừng ngập mặn, tuy nhiên khả năng phòng hộ tỷ lệ thuận với tỷ lệ diện tích rừng trong đầm nuôi (tối thiểu là > 30% ở mức trung bình).
Kiểu sử dụng chuyên rau màu và cây ăn quả đều có sự kết hợp luân canh, gối vụ nên năng suất sinh học, khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa cũng ở mức trung bình đến cao
Kiểu sử dụng kết hợp tôm – rau câu; Tôm lúa cũng kết hợp luân canh nên năng suất sinh học được duy trì, tuy nhiên khả năng duy trì bảo vệ đất và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa chỉ ở mức trung bình, khả năng che phủ thấp.
Kiểu sử đất chuyên nuôi trồng thủy sản như chuyên ngao, tôm cua quảng canh và tôm công nghiệp khả năng che phủ thấp, không duy trì bảo vệ đất do phải đào đắp và nạo vét đầm nuôi, thậm chí chặt tỉa cây rừng trong đầm, lượng thức ăn, thuốc bệnh thủy sản tồn dư trong đất, nước gây phú dưỡng và thoái hóa đất, nguồn nước ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên kiểu sử dụng tôm sinh thái về lâu dài khi tỷ lệ diện tích và mật độ rừng trong đầm nuôi tăng cao, hệ sinh thái được phục hồi thì kiểu sử dụng này sẽ chuyển sang kiểu rừng tôm kết hợp thì các tiêu chí đánh giá sẽ được xem xét khác đi.
3.3.2.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất
Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất. Từ kết quả đánh giá độc lập từng chỉ tiêu, sử dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách thu thập và tổng hợp các ý kiến của các nhà khoa học có kinh nghiệm về kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý sử dụng đất, để xây dựng ma trận cặp đôi thể hiện mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá đối với các kiểu sử dụng đất. Kết quả xây dựng ma trận cặp đôi đánh giá hiệu quả kinh tế,xã hội, môi trường theo từng kiểu sử dụng đất được thể hiện chi tiết tại (bước 1) bảng 1,2,3 phụ lục 3.11, kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương cũng như đánh giá do các chuyên gia môi trường, quản lý đất đai cung cấp. Về hiệu quả kinh tế đối với các kiểu sử dụng đất rừng thì yếu tố quan trọng nhất là hiệu quả đầu tư, đối với các kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi
87
trồng thủy sản kết hợp thì yếu tố quan trọng nhất là giá trị gia tăng, trong khi các kiểu sử dụng đất chuyên lúa, chuyên rau màu hay cây ăn quả thì yếu tố giá trị sản xuất được chú trọng.
Đối với hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa, Chuyên rau màu thì yếu tố quan trọng nhất là khả năng thu hút lao động; kiểu sử dụng đất Lúa - tôm sú, Rừng ngập mặn, Rừng phi lao, Tôm - rừng ngập mặn, cá, cua và Rừng tôm kết hợp thì quan trọng là được sự chấp nhận của người dân; với các kiểu sử dụng chuyên thủy sản thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và phù hợp năng lực nông hộ là rất quan trọng.
Đối với hiệu quả môi trường kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa, Chuyên rau màu, Cây ăn quả thì yếu tố môi trường quan trọng nhất là năng suất sinh học, duy trì bảo vệ đất; các kiểu sử dụng đất như Lúa - tôm sú, Tôm sú công nghiệp, Tôm cua quảng canh, Tôm sinh thái, Chuyên ngao thì quan trọng nhất là khả năng duy trì bảo vệ đất, và giảm thiểu ô nhiễm thoái hóa đất hoặc các kiểu sử dụng đất. Tôm- rừng ngập mặn, Tôm - rừng ngập mặn, cá, cua, Rừng ngập mặn, Rừng phi lao yếu tố quan trọng nhất là tăng độ phòng hộ của rừng, và năng suất sinh học.
Trên cơ sở ma trận so sánh cặp đôi sử dụng phần mềm IDRISI, tính được trọng số W(i) của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho 13 kiểu dụng đất (bước 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy các tỷ số nhất quán (CR) đều < 10%, vì vậy kết quả tính toán trọng số có độ tin cậy và có thể chấp nhận được (chi tiết quá trình tính toán theo các các bước thể hiện tại phụ lục 3.5; 3.6; 3.7).
Từ kết quả điều tra thực tế phân cấp xác định các giá trị (Xi) thể hiện mức độ phù hợp của từng cấp chỉ tiêu, kết hợp với bộ trọng số (Wi), để tính giá trị thích hợp
Si theo công thức Si= Wi x Xi (bước 3). Quá trình tính toán và kết quả xác định Xi và Si của các kiểu sử dụng đất trong đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường được thể hiện ở phụ lục 3.8, 3.9 và 3.10.
Phân loại theo các lớp hiệu quả cho tổng giá trị thích hợp Si (bước 4) sử dụng phương pháp phân lớp lại trong GIS (phần mềm IDRISI, ArcGIS) với thang phân lớp sau:
88
Hiệu quả Rất cao Cao Trung bình Thấp
Giá trị tổng Si >=0,45 >=0,25;<0,45 >=0,15;<0,25 <0,15
Trình tự các bước và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa được thể hiện tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Các bước đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa
Chỉ tiêu
Bước 1 Bước 2
Giá trị sản
xuất Giá trị gia tăng Hiệu quả đầu tư Trọng số W(i)
Giá trị sản xuất 1 1/5 1/3 0,63
Giá trị gia tăng 5 1 3 0,26
Hiệu quả đầu tư 3 1/3 1 0,11
1,00
Bước 3 λ= 3,04 CI= 0,02 CR= 0,03
Chỉ tiêu
Bước 4
Kết quả điều tra Phân cấp Xi Si=Xi*Wi Tổng
Si Hiệu quả Giá trị sản xuất 102.375 4 30% 0,190 0,25 Trung bình
Giá trị gia tăng 31.912 3 20% 0,052 Hiệu quả đầu tư 1,45 1 5% 0,005
Tương tự như vậy các bước đánh giá và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho kiểu sử dụng đất tương tự được trình bày tại phụ lục 3.11. Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất thể hiện tại bảng 3.18 cho thấy:
Về hiệu quả kinh tế: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao là tôm rau câu và chuyên ngao; các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh, tôm - rừng ngập mặn, cá, cua và rừng ngập mặn; các kiểu sử dụng còn lại cho hiệu quả ở mức trung bình; rừng phi lao ở mức thấp.
Về hiệu quả xã hội: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả rất cao gồm lúa xuân - lúa mùa, chuyên rau màu, cây ăn quả, các kiểu sử dụng cho hiệu quả cao là chuyên thủy sản hoặc thủy sản kết hợp như lúa tôm và tôm rau câu; chuyên ngao, tôm -
89
rừng ngập mặn, cá, cua, các kiểu sử dụng đất tôm sinh thái, tôm quảng canh và rừng ngập mặn cho hiệu quả ở mức trung bình; rừng phi lao ở mức thấp.
Về hiệu quả môi trường: các kiểu sử dụng đất rừng ngập mặn và rừng ngập mặn kết hợp thủy sản cho hiệu quả rất cao; rừng phi lao, lúa tôm sú, cây ăn quả, chuyên rau màu và 2 vụ lúa cho hiệu quả cao; tôm rau câu, tôm sinh thái cho hiệu quả trung bình; các kiểu còn lại có hiệu quả môi trường thấp.
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất
STT Kiểu sử dụng đất Kinh tế Xã hội Môi trường
1 Lúa xuân - Lúa mùa TB RC C
2 Chuyên rau màu TB RC C
3 Lúa - tôm sú TB C C
4 Cây ăn quả TB RC C
5 Tôm - râu câu RC C TB
6 Tôm sú công nghiệp C TB T
7 Tôm cua quảng canh C TB T
8 Tôm sinh thái C TB TB
9 Chuyên ngao RC C T
10 Tôm - rừng ngập mặn TB C RC