P2O5 tổng số Phương pháp so màu Công phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 47 - 50)

hợp axit H2SO4 và HClO4 11 K2O tổng số Phương pháp quang kế ngọn lửa công phá mẫu bằng hỗn

hợp axít HF và HClO4 12 CEC và cation

trao đổi

Phương pháp amonaxetat pH = 7; Ca, Mg trong dịch chiết đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, K, Na trong dịch chiết đo bằng máy quang kế ngọn lửa.

(Bộ NN&PTNT, 2009 ; Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998)

Phương pháp phân tích nước

STT Chỉ tiêu Phương pháp

1 pH Đo bằng máy đo pH.

2 EC Đo bằng máy đo EC.

3 DO Đo bằng máy đo DO.

4 BOD5 Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật và đo DO sau 5 ngày.

36

2.2.5. Phương pháp đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp bằng tích hợp GIS và đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- MultiCriteria Evaluation) GIS và đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- MultiCriteria Evaluation)

2.2.5.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: thông qua đánh giá độc lập từng yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phân cấp.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế: Thông qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (giá trị sản xuất trên chi phí vật chất).

+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một năm của loại hình sử dụng đất.

GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm.

Đối với các loại hình sử dụng đất có rừng giá trị sản xuất được tính bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.

+ Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất do loại hình sử dụng đất tạo ra thêm trong một năm, phản ánh hiệu quả đầu tư các yếu tố chi phí vật chất.

Trong đó để tính toán được giá trị gia tăng cần xác định được chi phí trung gian IE (intermediate Expenditure): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) gồm chi phí về giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi và các dịch vụ sản xuất khác, tiền thuê lao động ngoài.

VA = GO – IE

+ Hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (hiệu quả đầu tư), còn gọi là giá trị sản xuất trên chi phí vật chất được tính cho 1000 đồng chi phí, xác định bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IE).

- Đánh giá hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Khả năng thu hút lao động; phù hợp năng lực nông hộ; được sự chấp nhận của nông hộ và khả năng tiêu thụ sản phẩm (tự túc tự cấp hay sản phẩm hàng hóa có thị trường tiêu thụ).

37

- Đánh giá hiệu quả môi trường của loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Năng suất sinh học (tổng sinh khối của LUT: tấn/ha/năm); Tăng khả năng che phủ đất và phòng hộ của rừng (thời gian che phủ đất của cây trồng vùng trong đê và mật độ rừng ở vùng bãi bồi); Duy trì bảo vệ, đất, môi trường; Giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất, nước (thông qua các chỉ tiêu phân tích đất và nước).

2.2.5.2. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng và tính bền vững của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và tích hợp GIS.

Áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường) và đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất tại vùng Cửa Ba Lạt. Đây là phương pháp kết hợp các thông tin từ một số các chỉ tiêu thành một dạng chỉ số duy nhất trong đánh giá.

Các bước đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các kiểu sử dụng đất như sau:

a) Xác định trọng số (Wi) của các yếu tố theo quy trình đánh giá đa chỉ tiêu (MCE). Trọng số các chỉ tiêu được tính toán thông qua ma trận so sánh cặp đôi. Quá trình tính toán mức độ ưu tiên bao gồm 3 bước:

Bước 1. So sánh cặp đôi: dùng để xác định tầm quan trọng tương đối giữa

từng cặp chỉ tiêu. Ma trận so sánh Aij=[aij] (aij là mức độ quan trọng của tiêu chuẩn i so với tiêu chuẩn j, khi đó 1/aij là mức độ quan trọng của tiêu chuẩn j so với tiêu chuẩn i)

Ma trận so sánh cặp đôi là ma trận đối xứng nên chỉ cần xác định giá trị so sánh một phía của đường chéo, các giá trị còn lại là nghịch đảo của các giá trị đã có. Mức độ

quan trọng của các phương án được chia thành 9 mức (bảng 2.1).

A1 A2 A3 ...

A1 1 a12 a13

A2 1/a12 1 a23

A3 1/a13 1/a23 1

38

Bảng 2.1. Trọng số và phân tích độ nhạy của các yếu tố

Mức độ Định nghĩa Giải thích

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)