Mô hình rừng ngập mặn chắn sóng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 129 - 130)

II. Thành phần cơ giớ

3.4.7. Mô hình rừng ngập mặn chắn sóng

Địa điểm: vùng bảo vệ nghiêm ngặt thuộc Cồn Lu

Chủ quản lý rừng: Trạm kiểm lâm - Đinh Quang Lý (trưởng trạm)

Loại đất: đất mặn sú vẹt đước glây nông

Đặc điểm nước chảy và thoát qua rừng sú vẹt

Chế độ nước: phụ thuộc thủy triều Diện tích: 6 ha

Phân hạng thích hợp: S1; Tính bền vững: Rất cao

118

Diện tích rừng ngập mặn tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt được chia thành từng thửa theo hệ thống thủy văn của vùng bãi bồi (sông, mương) để thuận tiện cho việc quản lý. Nhìn chung về hiệu quả kinh tế trực tiếp của rừng ngập mặn không cao, ngoài việc khai thác gỗ, củi còn có khai thác mật ong rừng với chi phí chủ yếu là thuê lao động khai thác theo sự giám sát của trạm. Giá trị sản xuất trung bình 15.450.000 đồng/ha/năm (24 kg mật ong và khoảng 690 kg gỗ, củi/ha/năm), với mô hình theo dõi trung bình một năm chi phí 30 triệu đồng (thuê 300 công lao động), giá trị sản xuất khoảng 92,7 triệu đồng, giá trị gia tăng 62,7 triệu đồng, hiệu quả đầu tư hiện tại 3,09 lần. Ngoài giá trị chắn sóng, bão, bảo vệ đê điều và cố định cát, bùn, phù sa thì rừng ngập mặn góp phần điều hòa nguồn nước. Kết quả theo dõi mô hình qua 4 năm theo dõi cho thấy: hàm lượng dinh dưỡng và tỷ lệ sét trong đất có xu hướng tăng, pH và tổng số muối tan giữ ổn định, tổng chất rắn lơ lửng giảm và hàm lượng hàm lượng DO có xu hướng tăng cao, trong khi đó hàm lượng BOD5, PO43-, NH4+ có chiều hướng giảm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)